Tương tác thuốc với vitamin và chất khoáng
Dịch: Nguyễn Quỳnh Hương – ĐH Dược Thái Bình
Hiệu đính: DS. Nguyễn Thị Hương – Công ty cổ phần Dược phẩm TW 1
Nguồn: Drug Interactions with Vitamins and Minerals. US Pharm. 2007;1:42-55. Link
- Vitamin và chất khoáng phục vụ nhiều chức năng quan trọng trong hầu hết các quá trình của cơ thể, được lấy từ thức ăn và các chất bổ sung vì cơ thể chúng ta không thể tổng hợp được chúng. Theo kết quả của cuộc Điều tra khám sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia, 52% người lớn dùng chế độ bổ sung. Sử dụng chế độ bổ sung là một phương pháp an toàn và hiệu quả để duy trì sức khỏe, tuy nhiên, chất bổ sung có tiềm ẩn tương tác với các thuốc kê đơn. Trong báo cáo này, tương tác phổ biến giữa thuốc với vitamin và chất khoáng sẽ được thảo luận, cùng với thảo luận dược sĩ nên quản lý những tương tác này như thế nào.
- Nhận ra bệnh nhân có nguy cơ rủi ro cao nhất là rất quan trọng đối với dược sĩ. Các yếu tố nguy cơ tương tác với thuốc dẫn đến kém hiệu quả bao gồm sử dụng nhiều thuốc hoặc sản phẩm bổ sung, tuổi già, suy giảm chức năng gan thận, và sử dụng thuốc với phạm vi điều trị hẹp. Bệnh nhân với các yếu tố nguy cơ này nên được can thiệp để ngăn cản tương tác giữa thuốc với vitamin và chất khoáng.
- Khi quản lý tương tác giữa thuốc với vitamin/ bổ sung chất khoáng, dược sĩ cần phải lưu ý một vài yếu tố. Đầu tiên, cần xác định sự cần thiết của chất bổ sung trong thời gian dùng thuốc. Đối với đợt điều trị ngắn, thông thường có thể dừng bổ sung cho đến khi việc điều trị đã hoàn thành. Thứ hai, dược sĩ nên có chỉ định thay thế. Ví dụ, nếu tương tác đến từ các thuốc kháng acid cho bệnh nhân điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, chỉ định thay thế như thuốc ức chế bơm proton hoặc kháng H2 có thể được sử dụng trong quá trình điều trị. Nếu như thuốc dùng kéo dài và các chất bổ sung là cần thiết, dược sĩ nên làm việc với bệnh nhân và bác sĩ để đề nghị thay thế nhằm hạn chế khả năng tương tác nguy hiểm với thuốc
Tương tác giữa vitamin và thuốc
- Vitamin A: Vitamin A là một vitamin tan trong dầu, được tìm thấy mỗi ngày trong thức ăn như gan, rau và trái cây có màu vàng- cam như cà rốt, dầu thực vật, sữa và lá cây có màu xanh đậm như rau bina. Nó không phổ biến trong các sản phẩm bổ sung mà chúng ta sử dụng, tuy nhiên nó có thể tìm thấy như là 1 thành phần của vitamin tổng hợp và kết hợp với các chất bổ sung nhằm mục đích cải thiện da, tóc, móng. Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong sự nhìn, phát triển xương, biệt hóa tế bào và hệ thống đề kháng. Sự thiếu hụt vitamin A thường dẫn đến vấn đề về thị lưc, trường hợp này ít phổ biến ở Mỹ hơn là những nước kém phát triển, nơi mà dinh dưỡng đang còn thấp. Môt số trường hợp như là bệnh celiac (không dung nạp gluten), bênh Cronh, rối loạn tuyến tụy có thể dẫn đến kém hấp thu vitamin A từ chế độ ăn.
- Tương tác với Vitamin A trở nên đáng lo ngại khi sử dụng các sản phẩm trong nhóm như thành phần retinoid- một chất hóa học tương tự vitamin A. Retinoids như isotretinon (Accutane) và acitretin (soriatane) được chỉ định điều trị bệnh mụn trứng cá và vẩy nến tương ứng. Khi kê đơn các sản phẩm retinoid, cần để ý đến độc tính của vitamin A. Dược sĩ nên cảnh báo cho bệnh nhân những người đang dùng các sản phẩm retinoid về tầm quan trọng để tránh thừa vitamin A. Họ cũng nên chỉ cho bệnh nhân những dấu hiệu và triệu chứng khi ngộ độc vitamin A như buồn nôn, nôn mửa, choáng, giảm thị lực, hoạt động cơ bắp yếu.
- Vitamin B6 (Pyridoxine): Vitamin B6 hoặc pyridoxine, là một vitamin tan trong nước được sử dụng để điều trị sự thiếu hụt vitamin B6 và một số dạng thiếu máu.Thưc phẩm giàu pyridoxine gồm thịt, các loại ngũ cốc, trái cây và rau. Pyridoxine được thấy rằng làm giảm tác dụng của phenytoin và levodopa. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này không thể hiện khi levodopa được kê đơn dưới dạng kết hợp với carbidopa, điều này sẽ ngăn cản tương tác xảy ra.Trong trường hợp hiếm gặp, khi bệnh nhân đang dùng levodopa phối hợp với carbidopa, dược sĩ nên khuyên bệnh nhân của họ tránh dùng bất kỳ sản phẩm nào có pyridoxine , bởi vì chỉ với liều nhỏ, từ 10 đến 25 mg cũng đủ để ức chế levodopa. Dược sĩ nên khuyến khích dùng sản phẩm dạng phối hợp giữa levodopa/carbidopa nếu như bệnh nhân đang không dùng dạng phối hợp để điều trị.
- – Có ít bằng chứng rằng liều lượng cao của pyridoxine làm giảm nồng độ trong huyết thanh của phenytoin, vì vậy sẽ làm giảm tác dụng của phenytoin. Một nghiên cứu trên bệnh nhân có rối loạn động kinh tìm thấy rằng khi dùng kết hợp giữa pyridoxine 200mg/ngày thì nồng độ phenytoin giảm gần bằng 50%. Ảnh hưởng khi dùng liều pyridoxine thấp hơn 200mg/ngày và nồng độ phenytoin trong huyết thanh chưa được xác định, tuy nhiên, liều thấp nên xem xét khi một người đang dùng vitamin tổng hợp với nồng độ phenytoin huyết thanh thấp. Trong trường hợp này, cần thiết có thể dừng hoặc giảm liều vitamin tổng hợp hoặc tăng liều phenytoin.
- Vitamin E: vitamin E là 1 vitamin tan trong dầu được sử dụng điều trị trong một số bệnh như thiếu hụt vitamin E, xơ vữa động mạch, bệnh Alzheimer và một số dạng ung thư. Nó thường được dùng để bổ sung cho bệnh nhân tim mạch. Có tài liệu báo cáo về gia tăng mức độ rủi ro trên máu ở bệnh nhân khi dùng kết hợp giữa vitamin E và warfarin. Tác dụng phụ này thường xuất hiện phổ biến khi dùng liều lượng lớn của vitamin E (≥ 800IU) hơn là dùng lượng nhỏ trong vitamin tổng hợp. Vì vậy, dược sĩ nên khuyên bệnh nhân đang dùng warfarin nên dùng vitamin tổng hợp cho nguồn cung cấp vitamin E hàng ngày hơn là bổ sung chỉ mình vitamin E.
- Có nhiều tranh luận về vitamin E và các chất chống oxy hóa tác động đến hóa trị liệu. Một tương tác lý thuyết đã được đề xuất rằng các chất chống oxy hóa tác động đến cơ chế oxy hóa của tác nhân hóa trị liệu, vì vậy làm giảm hiệu quả điều trị của nó. Các tác động lâm sàng của tương tác này vẫn chưa được biết đến, nhưng nó vẫn đáng giá cho đến khi được tìm ra nhiều hơn, vì vậy cần khuyên bệnh nhân tránh bổ sung các chất chống oxy hóa khi đang điều trị hóa trị liệu do cơ chế trên. Tuy nhiên, cần chú ý điều quan trọng rằng các chất chống oxy hóa thỉnh thoảng được sử dụng để ngăn cản hoặc giảm độc tính của các chất độc hại. Bệnh nhân đang dùng hóa trị liệu nên được hướng dẫn không được tự ý dùng các chất bổ sung và thông báo cho bác sĩ chuyên khoa ung thư của họ về tất cả các sản phẩm bổ sung và liệu pháp thay thế.
- Vitamin K: Vitamin K được chỉ định để đảo ngược tác dụng kéo dài thời gian đông máu (INR) gây ra bởi warfarin. Khi sản phẩm có chứa warfarin và vitamin K được dùng cùng nhau, hoạt động của warfarin sẽ giảm và kết quả làm giảm thời gian prothrombin và thời gian đông máu. Điều này đặt bệnh nhân trước nguy cơ rủi ro làm giảm kết tập tiểu cầu, có thể dẫn đến nghẽn mạch huyết khối như là huyết khối tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Vitamin K được lấy từ thức ăn như các lá rau có màu xanh như rau bina, bông cải xanh. Dược sĩ nên khuyên tất cả bệnh nhân đang dùng warfarin ăn rau có màu xanh với lượng phù hợp và tránh sử dụng không hợp lý các sản phẩm bổ sung có chứa vitamin K (VD: bệnh nhân không nên thay đổi thường xuyên liều dùng vitamin K – gồm cả các sản phẩm bổ sung).
- Niacin: Niacin là 1 vitamin nhóm B được sử dụng để điều trị bệnh tăng lipid máu và pellagra. Bệnh nhân được điều trị tăng lipid máu với bổ sung niacin. Sự kết hợp giữa niacin và thuốc ức chế HMG- CoA reductase tăng nguy cơ rủi ro trên bệnh cơ hoặc tiêu cơ vân. Dược sĩ có thể gặp tương tác này, vì statins là thuốc được kê đơn phổ biến. Việc sử dụng niacin với statins chỉ nên được khuyến cáo nếu tác dụng làm giảm lipid máu vượt trội hơn so với nguy cơ rủi ro trên cơ hoặc tiêu cơ vân. Điển hình, tương tác này thường xuất hiện với liều 1g/ngày hoặc lớn hơn của niacin. Thông thường, các sản phẩm bổ sung niacin trên thị trường không sử dụng liều lượng cao này. Dược sĩ nên khuyên bệnh nhân chỉ dùng sản phẩm bổ sung dưới sự hướng dẫn của thầy thuốc.
- Acid folic: acid folic là một vitamin nhóm B được sử dụng để điều trị và ngăn cản sự thiếu hụt acid folic. Bổ sung acid folic được khuyến cáo phổ biến trong điều trị với methotrexate để dự phòng độc tính như trong viêm khớp dạng thấp, vẩy nến. Sự thiếu hụt acid folic là phổ biến ở những bệnh nhân này do methotrexate ức chế dihydrofolat reductase (một enzyme chuyển acid dihydrofolic thành acid tetrahydrofolic) .Một chuyển hóa tới tetrahydrofolate, acid folic là tác nhân trong nhiều quy trình chuyển hóa để tổng hợp nên AND, ARN và các loại protein khác. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung acid folic làm giảm độc tính của methotrexate mà không ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị trong thời gian dài, giảm liều điều trị của methotrexate trong viêm khớp dạng thấp hoặc vảy nến. Dược sĩ nên khuyến cáo sử dụng bổ sung acid folic cho bệnh nhân được kê đơn với methotrexate cho viêm khớp dạng thấp hoặc vảy nến, đặc biệt nếu tác dụng phụ hoặc độc tính như là tổng lượng tế bào máu không bình thường, thay đổi trong mức độ viêm loét niêm mạc và tiêu chảy. Tuy nhiên, có thông tin quan trọng cần chú ý rằng có bằng chứng cho thấy acid folic là giảm tác dụng của methotrexat trong điều trị ung thư.
- Acid folic cũng được báo cáo làm giảm hiệu quả của phenytoin chỉ với liều 5mg/ngày hoặc lớn hơn, liều này không tương đương với liều bổ sung của các sản phẩm trên thị trường.
Tương tác giữa chất khoáng và thuốc
- Calcium: Canxi là một nguyên tố vi lượng được dùng chủ yếu để ngăn cản và điều trị loãng xương. Nó được tìm thấy trong bơ, sữa và như là một chất bổ sung hoặc thành phần trong một số antacid như Tums. Một nghiên cứu xác định rằng 67% phụ nữ và 25% nam giới dùng bổ sung Ca hàng ngày, bởi vì Ca có tương tác quan trọng với các thuốc khác, dược sĩ nên có những câu hỏi cho bệnh nhân trong khi sử dụng Ca.
- Tương tác giữa Ca với các thuốc được kê đơn sẽ hạn chế hấp thu thông qua tạo phức chelat. Tương tác điển hình đã được nhận thấy giữa Ca và thuốc kháng sinh- tetracyclins và fluoroquinolones. Calci carbonate có thể làm giảm sinh khả dụng của ciprofloxacin khoảng 40%, kết quả làm giảm hiệu quả điều trị và gia tăng nguy cơ rủi ro. Bệnh nhân đang dùng tetracyclins hoặc fluoroquinolones nên tránh dùng cùng tất cả các sản phẩm bổ sung trong suốt quá trình điều trị, thứ này thường được sử dụng trong thời gian ngắn.
- Thông thường, dược sĩ nên hướng dẫn bệnh nhân khoảng cách giữa thời điểm dùng của thuốc và/hoặc thực phẩm bổ sung, khi mà sự hấp thu của chúng bị phụ thuộc vào nhau. Có cuộc tranh luận về thời gian kéo dài bao nhiêu là đủ cho khoảng cách trên. Thường bắt buộc tối thiểu là 2h, có một số nguồn khác khuyến cáo từ 4 h đến 6h là tối thiểu. Ví dụ, khuyến cáo thời điểm dùng thuốc của canxi và levothyroxine cách nhau ít nhất 4h, bởi vì chất trước sẽ làm giảm sinh khả dụng của chất sau.
- Ngoài ra, cần phải chú ý rằng, một số thuốc khi sử dụng kéo dài, có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng canxi của cơ thế. Corticoid làm giảm sự hấp thụ canxi, nếu kéo dài sẽ dẫn đến loãng xương. Lợi tiểu quai làm tăng bài xuất canxi, trong khi các thuốc ảnh hưởng đến vitamin D (một chất có tác dụng tăng cường sự hấp thu Ca) như phenytoin, phenobarbital và orlistat làm giảm lượng canxi hấp thu từ thức ăn. Bệnh nhân đang dùng các thuốc này sẽ có lợi nếu bổ sung canxi, đặc biệt nó bao gồm cả vitamin D. Dược sĩ có vai trò quan trọng để nói cho bệnh nhân đang dùng những thuốc này và khuyên nên bổ sung đầy đủ canxi, đặc biệt với những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ khác gây bệnh loãng xương.
- Nhôm và magie: nhôm và magie thường không sử dụng đơn độc như các chất bổ sung khác, tuy nhiên chúng được tìm thấy phổ biến trong các sản phẩm antacid trên thị trường. Giống như calci, chúng có thể kết hợp làm ảnh hưởng không tốt đến thuốc, giảm sinh khả dụng và tác dụng của chúng. Kháng sinh fluoroquinolone và tetracyclin, bisphosphonate và levothyroxine có thể bị ảnh hưởng bởi nhôm và magie, vì vậy, không nên dùng các thuốc này trong vòng 2 h khi dùng nhôm hoặc magie. Nếu bệnh nhân không đáp ứng điều trị như mong đợi, dược sĩ nên khuyên dừng các sản phẩm có nhôm hoặc magie hoặc thay thế chỉ định khác.
- Sắt: Bổ sung sắt là cần thiết nếu như cơ thể không thể sản xuất đủ cho tế bào hồng cầu. Thiếu hụt sắt có thể dẫn đến mệt mỏi, khó thở, giảm hiệu quả điều trị, xuất hiện các vấn đề và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Bệnh nhân đang dùng bổ sung sắt hoặc vitamin tổng hợp có chứa sắt nên được chỉ dẫn tránh dùng bổ sung chất này trong vòng 2h khi dùng liều của các kháng sinh tetracyclin, fluoroquinolone, digoxin hoặc levothyroxine. Ngoài ra ,bệnh nhân đang dùng bổ sung cả sắt và calci cũng nên biết điều này bởi vì các chất này sẽ cạnh tranh sự hấp thu, chúng nên được dùng vào các thời điểm khác nhau trong ngày.
- Muối sắt có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu levodopa, giảm nồng độ đỉnh tới 55% và diện tích dưới đường cong xuống 51%. Nếu bệnh nhân có tiền sử bị Parkinson, sắt nên được tránh. Nếu không thể thực hiện được, liều của levodopa nên được tăng lên. Sắt có thể là nguyên nhân làm tồi tệ hơn tình trạng tăng huyết áp ở bệnh nhân đang dùng methydopa, và không nên khuyến cáo dùng kết hợp các chất này.
- Sự hấp thu sắt bị ảnh hưởng bởi acid dạ dày, có lượng bằng chứng khá lớn cho rằng giảm sự hấp thu sắt xảy ra ở những bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế bơm proton và các thuốc làm giảm độ acid của dịch vị. Bệnh nhân bị thiếu hụt sắt mà được yêu cầu dùng thuốc ức chế bơm proton, nên dùng sắt bằng đường tiêm tĩnh mạch. Tương tác giữa sắt và omeprazole , được báo cáo gần đây ở thuốc không kê đơn, vẫn chưa xác định được, vì vậy, dược sĩ nên có những câu hỏi cho bệnh nhân về sự hấp thu khi dùng omeprazole và chế phẩm bổ sung sắt.
- Kali: Hầu hết bệnh nhân bổ sung kali đều nhận chất khoáng này từ sản phẩm được kê đơn, một số thuốc không kê đơn cũng chứa kali. Bất kỳ chỉ định nào làm tăng nồng độ kali trong cơ thể đểu ẩn chứa khả năng tương tác với sản phẩm chứa kali. Bệnh nhân nên sử dụng thận trọng khi bổ sung kali nếu họ đang dùng thêm những thuốc như: ức chế ACE, chẹn receptor angiotensin, digoxin, indomethacin, sản phẩm bổ sung kali được kê đơn, thuốc lợi tiểu giữ kali như spironolactone hoặc triamtere. Trong khi đó, lượng kali được tìm thấy trong các sản phẩm vitamin và chất khoáng trên thị trường không phải nguyên nhân chính gây ra tương tác, dược sĩ nên cảnh báo cho bệnh nhân về khả năng tiềm ẩn của tương tác, đặc biệt nếu bệnh nhân bi suy giảm chức năng thận. Khi hướng dẫn cho bệnh nhân về tầm quan trọng để tránh vượt quá nồng độ kali, dược sĩ nên chú ý rằng các loại muối phổ biến trong các siêu thị đều chứa kali, vì vậy, các sản phẩm này nên tránh nếu bệnh nhân có nguy cơ tăng kali máu. Các muối này chứa lượng kali cao hơn các chế phẩm kết hợp của vitamin/ chất khoáng trên thị trường. Ví dụ, ¼ thìa cà phê của Nosalt cung cấp 650mg kali. Xem xét rằng một viên thuốc được kê đơn 20 –mEq gồm 780 mg kali, bệnh nhân có thể dễ dàng tích lũy kali nếu sử dụng muối thay thế và vì vậy nên cảnh báo bệnh nhân để chống lại sự tích lũy kali từ các sản phẩm này nếu như đang dùng các thuốc giữ lại kali .
Bảng 1 |
|||
Tương tác thuốc với vitamin và chất khoáng |
|||
Vitamin/ nguyên tố vi lượng | Tương tác với các thuốc | Ảnh hưởng của tương tác |
Phòng tránh tương tác |
Vitamin A | Retinoid (isotretinon và acitretin) | Rủi ro độc tính: buồn nôn, nôn, chóng mặt, giảm thị lực, giảm hoạt động cơ bắp | Tránh sử dụng phối hợp |
Pyridoxine (Vitamin B6) | Levodopa
Phenytoin |
Giảm hiệu quả điều trị dẫn đến triệu chứng Parkinson.
Nguy cơ đột quỵ. |
Khuyến cáo dạng kết hợp carbidopa/levodopa , dừng pyridoxine hoặc tăng liều phenytoin. |
Vitamin E | Wafarin | Nguy cơ chảy máu. | Tránh liều ≥800 IU/ ngày của vitamin E |
Vitamin K | Wafarin | Giảm hiệu quả điều trị, nguy cơ nghẽn mạch huyết khối | Duy trì liều ổn định của vitamin K |
Niacin | Ức chế HMG- CoA reductases | Rủi ro trên cơ và tiêu cơ vân | Tránh điều trị cùng với niacin |
Acid folic | Methotrexate | Ngăn cản tác dụng phụ hoặc độc tính của methotrexate | Khuyến cáo bổ sung cho bệnh nhân đang dùng methotrexate trong điều trị viêm khớp dạng thấp hoặc vảy nến |
Canxi | Fluoroquinolones, tetracyclins,
Bisphosphonate, và levothyroxine |
Giảm hiệu quả điều trị của thuốc, tăng tác dụng phụ của kháng sinh
Giảm hiệu quả điều trị của thuốc, nguy cơ suy tuyến giáp |
Tránh dùng kết hợp bổ sung canxi
Dùng cách nhau ít nhất 4h |
Nhôm và magie | Fluoroquinolones, tetracyclins, bisphosphonate, và levothyroxine | Giảm hiệu quả điều trị của thuốc | Dùng cách nhau ít nhất 2h |
Sắt | Fluoroquinolones, tetracyclins, digoxine và levothyroxine, Methydopa | Giảm hiệu quả điều trị của thuốc
Trầm trọng hơn tình trạng tăng huyết áp |
Dùng cách nhau ít nhất 2h
Tránh dùng kết hợp với nhau |
Kali (bao gồm cả muối thay thế) | Ức chế ACE, chẹn receptor angiotensin, digoxin, indomethacin, bổ sung kali, thuốc lợi tiểu giữ kali | Tăng kali máu | Tránh sử dụng các sản phẩm bổ sung này nếu như không có sự hướng dẫn của thầy thuốc. |
KẾT LUẬN:
Có rất nhiều dạng tương tác khác nhau giữa thuốc với vitamin và chất khoáng, khác nhau về mức độ nghiêm trọng và dấu hiệu. Bệnh nhân không nghĩ rằng phải chia sẻ thông tin về vitamin và chất khoáng họ dùng với thầy thuốc, hoặc họ cảm thấy nguyên nhân các phản ứng có hại và không phù hợp đến từ thuốc họ dùng. Bởi vì có thể xảy ra tương tác, dược sĩ nên hỏi bệnh nhân không chỉ về thuốc họ dị ứng mà còn hỏi về vitamin và chất khoáng mà họ dùng hàng ngày. Mặc dù bài báo này không thảo luận về các sản phẩm thảo dược và sản phẩm dinh dưỡng khác, tài liệu về việc sử dụng các sản phẩm này cũng rất quan trọng. Nếu không có những thông tin trên, dược sĩ không thể cung cấp những thông tin cần thiết về tương tác. Thông tin về việc sử dụng vitamin, chất khoáng, sản phẩm thảo dược, các chất dinh dưỡng nên được chép trong bản báo cáo của bệnh nhân trong thời gian tới. Bên cạnh đó, dược sĩ nên khuyến khích sử dụng các phần mềm và người sử dụng sẽ cung cấp thông tin về các loại thuốc và chất bổ sung đã dùng vào tiểu sử của họ, từ đó các sản phẩm này có thể được lưu ý và dễ dàng tránh tương tác với thuốc, điều mà đặt bệnh nhân trước nguy cơ rủi ro về ảnh hưởng xấu hoặc tác dụng phụ.
Tham khảo:
- Radimer K, Bindewald B, Hughes J, et al. Chế độ ăn uống bổ sung của người trưởng thành ở Hoa kỳ: số liệu của Điều tra quốc gia về dinh dưỡng và sức khỏe, 1999–2000. Am J Epidemiol. 2004;160:339-349.
- Bảng bổ sung chế độ ăn: Vitamin A and Carotenoids. Bethesda, MD: Viện Y tế quốc gia, Văn phòng bổ sung chế độ ăn; 2005.
- Leon AS, Spiegel HE, Thomas G, Abrams WB. Đối kháng của pyridoxine và levodopa trong bệnh parkinson. JAMA. 1971;218:1924-1927.
- Hansson O, Sillanpaa M. Letter: Pyridoxine và nồng độ trong huyết thanh của phenytoin và phenobarbitone. Lancet. 1976;1:256.
- Corrigan JJ Jr, Marcus FI. Bệnh đông máu kết hợp với sự hấp thu vitamin E . JAMA. 1974;230:1300-1301.
- Schrogie JJ.Bệnh đông máu và các vitamin tan trong dầu. JAMA. 1975;232:19.
- Conklin KA. Chế độ các chất chống oxy hóa trong hóa trị liệu ung thư: tác động đến hiệu quả điều tri và các tác dụng phụ. Nutr Cancer. 2000;37(1):1-18.
- Greenblatt DJ, von Moltke LL. Tương tác giữa warfarin với các thuốc, sản phẩm thiên nhiên và thức ăn. J Clin Pharmacol. 2005;45:127-132.
- Cooke HM. Lovastatin và niacin làm tiêu cơ vân.Hosp Pharm. 1994;29:33-34.
- Malloy MJ, Kane JP, Kunitake ST, Tun P. Bổ sung colestipol, niacin, và lovastatin trong điều trị tăng cholesterol máu trong gia đình. Ann Intern Med. 1987;107:616-623.
- Endresen GK, Husby G. Bổ sung folate trong điều trị methotrexate ở bệnh nhân bi viêm khớp dạng thấp. Các hướng dẫn đã được cập nhật và đề xuất.
. Scand J Rheumatol. 2001;30:129-134.
12.Thuốc và các chất bổ sung. Folate (folic acid). Bethesda, MD: Thư viện Y học quốc gia (US); 2005.
- MacCosbe PE, Toomey K. Tương tác của phenytoin và acid folic. Clin Pharm. 1983;2:362-369.
- Dawson-Hughes B, Harris SS, Dallal GE, et al. Bổ sung canxi và điều trị xương của tổ chức chăm sóc sức khỏe cho người già của Mỹ . Osteoporos Int. 2002;13:657-662.
- Frost RW, Lettieri JT, Noe A, et al. Ảnh hưởng của nhôm hydroxyd và canxi carbonate trong thuốc kháng acid đến sinh khả dụng của ciprofloxacin. Clin Pharmacol Ther. 1989a;45:165.
16.Thông tin sản phẩm: Vibramycin, doxycycline. Phòng thí nghiệm Pfizer, New York, NY, 1990.
- Thông tin sản phẩm: Cipro, ciprofloxacin. Tập đoàn Bayer, West Haven, CT, 2002.
- Thông tin sản phẩm: Synthroid, levothyroxine, viên nén, USP, levothyroxine natri dạng viên nén, USP. Abbott Laboratories, North Chicago, IL, 2002.
- Greenberger NJ. Sự hấp thu của tetracyclines: tương tác với sắt. Ann Intern Med. 1971;74:792-793.
- Jellin JM, Batz F, Hitchens K. Pharmacist’s Letter/Prescriber’s Letter Natural Medicines Comprehensive Database. 2nd ed. Stockton, CA: Therapeutic Research Faculty; 1999:1241-1249.
- Campbell NR, Hasinoff BB, Stalts H, et al. Sắt sulfat làm giảm hiệu quả của thyroxine ở bệnh nhân suy tuyến giáp. Ann Intern Med. 1992;117:1010-1013.
- Campbell NR, Hasinoff B. Sắt sulfat làm giảm sinh khả dụng của levodopa: cơ chế tạo phức càng cua. Clin Pharmacol Ther. 1989;45:220-225.
- Campbell N, Paddock V, Sundaram R. Thay đổi sự hấp thu, chuyển hóa và kiểm soát tăng huyết áp nguyên nhân bởi sắt sulfat và sắt gluconate
. Clin Pharmacol Ther. 1988;43:381-386.
- Thông tin sản phẩm: Prilosec, omeprazole. Astra Merck Inc., Wayne, PA, 1995.
- Sharma VR, Brannon MA, Carloss EA. Ảnh hưởng của omeprazole đến việc thay thế sắt qua đường uống ở những bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt.South Med J. 2004;97:887-889.
- Thông tin sản phẩm: Prevacid, lansoprazole. TAP Pharmaceuticals, Lake Forest, IL, 2002.