Chỉ định goserelin (Zoladex) trong điều trị dậy thì sớm
ThS.DS. Phan Đặng Thục Anh, TS.DS. Võ Thị Hà
Một trong những nhóm thuốc đầu tay điều trị đặc hiệu dậy thì sớm là các dẫn xuất đồng chủ vận của LH-RH – aGnRH (agonists GnRH). Nhóm này gồm triptoreline, leuproreline, desloreline hay goserelin (Zoladex) (1).
Các dẫn chất đồng chủ vận với GnRH (aGnRH) được tổng hợp từ năm 1980 và sử dụng rộng rãi để điều trị dậy thì sớm với hiệu quả « lâm sàng ấn tượng », trở thành điều trị chọn lựa của dậy thì sớm trung ương.
Theo hướng dẫn của Uptodate (Mỹ) (2) cũng như hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế 2015 (3), và Phác đồ điều trị của Khoa Nhi – BV Trường ĐH Y Dược Huế (4) thì nhóm aGnRH trong đó có hoạt chất goserelin là thuốc lựa chọn điều trị đặc hiệu.
Bài báo về “Dậy thì sớm và điều trị” đăng trên tạp chí Nhi khoa thế giới World J Pediaric năm 2013 cũng đề cập aGnRH là nhóm thuốc điều trị chính dậy thì sớm (5). Điều này cũng được đề cập tương tự trên tạo chí Nội tiết – Chuyển hóa năm 2008 tại Tây Ban Nha (6).
Ngoài ra, bằng chứng ủng hộ hiệu quả điều trị của nhóm aGnRH còn được ghi nhận trong các tài liệu y văn. Một nghiên cứu của Paterson (1998) (7) đã được thực hiện để đánh giá hiệu quả của Zoladex LA (Zoladex Long – acting) trong điều trị dậy thì sớm ở 12 trẻ nữ ở độ tuổi 8 – 10 tuổi. Kết quả cho thấy Zoladex LA có hiệu quả trong việc giảm tỉ lệ tăng trưởng ở 9 trên 12 trẻ.
Zoladex (Z goserelin 3.6 mg) có thể được chỉ định sử dụng mỗi 4 tuần. Kết quả 1 nghiên cứu trên 40 trẻ nữ cũng cho thấy Zoladex – LA có thể làm giảm đáng kể lượng gonadotrophins sau điều trị 12 tuần (8).
Một báo cáo tổng quan ở Ấn độ (2011) cho thấy sử dụng chất tương tự GnRH để điều trị dậy thì sớm ở trẻ em là một trong những phương thức điều trị đang được áp dụng trên thế giới. Bảng so sánh về liều lượng và thời gian sử dụng các chất tương tự GnRH để điều trị dậy thì sớm (có đề cập đến Zoladex) (9).
Tài liệu tham khảo
- TS.BS. Hoàng Thị Thủy Yên. Chẩn đoán và điều trị dậy thì sớm. Link: https://sites.google.com/site/bshaobvphusannhidanang/day-thi-som
- Uptodate: https://www.uptodate.com/contents/treatment-of-precocious-puberty
- Bộ Y Tế 2015. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở trẻ em.
- Phác đồ điều trị Khoa Nhi – BV Trường ĐH Y Dược Huế. Chẩn đoán và điều trị dậy thì sớm.
- Brown DB et al. Sexual precocity and its treatment. World J Pediatric. 2013 May;9(2):103-11
- Brito VN et al. Update on the etiology, diagnosis and therapeutic management of sexual precocity. Arq Bras Endocrinol Metabol.2008 Feb;52(1):18-31.
- W.F. Paterson, E. M. (1998). Efficacy of Zoladex LA (goserelin) in the treatment of girls with central precocious or early puberty. Arch Dis Child, 323 – 327.
- Truman JA, T. V. (2002). Suppression of puberty with long – acting goserelin (Zoladex LA): effect on gonadotrophin response to GnRH in the first treatment cycle. Clin Endocrino (Oxf), 223 – 30.
- Anurang Bajpai, P. M. (2011). Contemporary issues in precocious puberty. Indian Joural of Endocrinology and Metabolism, 172 – 179.