Menu

Hướng dẫn điều trị kháng nôn ở bệnh nhân trưởng thành dùng hóa trị và xạ trị

Dịch: SVD4. Nguyễn Trần Nhật Trang – ĐH Y Dược Huế

Hiệu đính: DS. Võ Thị Hà

Nguồn: NHS (2010). Antiemetic Guidelines for Adult Patients Receiving Chemotherapy and Radiotherapy. Link

 

Giới thiệu

Buồn nôn và nôn gây ra bởi hóa trị (Chemotherapy Induced Nausea and Vomiting – CINV) là một trong những tác dụng không mong muốn thường gặp nhất ở các bệnh nhân hóa trị. Các triệu chứng thường thấy ở các bệnh nhân là căng thẳng và lo âu về nguy cơ xảy ra các các triệu chứng nôn và buồn nôn xuất hiện lại trong các chu kì hóa trị tiếp theo. Trị liệu bằng thuốc ngày nay có thể kiểm soát thành công CINV ở đa số bệnh nhân.

Mục tiêu

Mục đích của tài liệu này là cung cấp hướng dẫn căn bản về sử dụng thuốc chống nôn để phòng ngừa và điều trị buồn nôn và nôn do hóa trị và xạ trị gây ra ở bệnh nhân trưởng thành. Chúng không có mụcđích giải quyết buồn nôn và nôn khi chăm sóc giảm nhẹ. Các hướng dẫn điều trị này nhằm mục đích cung cấp khuôn mẫu để hỗ trợ thực thành lâm sang, chúng có thể không bao quát hết các trường hợp trên lâm sàng; và có khả năng phán đoán tốt các ca lâm sàng thông thường và kinh nghiệm lâm sang sẽ cần thiết khi tiếp cận việc quản lý các bệnh nhân cụ thể.

Hướng dẫn điều trị được soạn ra bằng cách xem xét thực hành trên khắp London và xem xét các hướng dẫn điều trị đã được công bố về chủ đề này. Nên lưu ý rằng việc định nghĩa về mức độ tiềm năng gây nôn của các hóa trị là thấp, trung bình, cao và rất cao sẽ khác nhau trong hướng dẫn điều trị của các tổ chức ASCO (American Society of Clinical Oncology), MASCC (Multinational Association of Supportive Care in Cancer) và NCCN (National Comprehensive Cancer Network). Điều này cần thận trọng vì định nghĩa “trung bình” trong các tài liệu này chiếm 30-90% sẽ bao gồm hầu hết các thuốc/phác đồ hóa trị và do đó sẽ gây khó khăn để phân biệt giữa các liệu pháp tương tự.

Định nghĩa phân loại buồn nôn và nôn

Cấp tính (acute) Buồn nôn và nôn xảy ra trong 24 giờ đầu ngay sau hóa trị
Muộn (delayed) Buồn nôn và nôn xảy ra sau 24 giờ sau khi hóa trị và có thể kéo dài đến 6-7 ngày sau hóa trị
Có thể dự đoán trước (anticipatory) Buồn nôn và nôn xảy ra trước khi bắt đầu chu kỳ hóa trị mới. Đây là đáp ứng sau khi hóa trị gây buồn nôn và nôn mửa trong chu kỳ trước hoặc do lo lắng. Trường hợp này phổ biến nhất sau 3-4 chu trình hóa trị vì kiểm soát các triệu chứng cấp tính và muộn không tốt.
Bộc phát (breakthrough) Gia tăng các triệu chứng (buồn nôn và nôn mửa), mặc dù đã dùng liệu pháp chống nôn tiêu chuẩn, điều này cần phải trị liệu với tác nhân dược lý bổ sung.
Dai dẳng (refractory) Bệnh nhân không đáp ứng với cả thuốc tiêu chuẩn và thuốc cấp cứu.

Cấp độ buồn nôn và nôn1

 

Cấp độ 1

Cấp độ 2 Cấp độ 3 Cấp độ 4

Cấp độ 5

Buồn nôn Ăn mất ngon mặc dù không có sự thay đổi thói quen ăn uống Ăn uống giảm nhưng sụt cân không đáng kể, không mất nước hoặc suy dinh dưỡng; dung dịch tiêm tĩnh mạch được chỉ định <24 h Cung cấp năng lượng hoặc dịch đường uống không phù hợp; dung dịch tiêm tĩnh mạch, nuôi dưỡng qua ống thông hoặc TPN được chỉ định ≥24 h Hậu quả đe dọa tính mạng Tử vong
Nôn 1 lần trong 24 giờ 2-5 lần trong 24 h; dung dịch tiêm tĩnh mạch được chỉ định <24 h ≥6 lần trong 24 h; dung dịch tiêm tĩnh mạch hoặc TPN ≥24 h Hậu quả đe dọa tính mạng Tử vong

 

Hướng dẫn điều trị

Các khuyến cáo dùng thuốc chống nôn trong hóa trị và xạ trị

  • Luôn dùng thuốc chống nôn trước khi hóa trị.
  • Đường uống được dùng ít nhất 30 phút trước khi bắt đầu hóa trị.
  • Thuốc chống nôn tốt nhất nên dùng đều đặn; không nên kê chỉ dùng khi cần thiết và luôn đảm bảo hoàn tất liệu trình.
  • Kiểm soát nôn tối ưu trong giai đoạn cấp là điều cơ bản để phòng ngừa buồn nôn và nôn ở giai đoạn muộn.
  • Dexamethasone nên được dùng để dự phòng khi được chỉ định, và không được dùng để điều trị nôn.
  • Dexamethasone không nên dùng muộn hơn 2 giờ chiều để giảm thiểu việc mất ngủ ban đêm.
  • Cân nhắc bắt đầu với domperidone vào buổi tối thực hiện hóa trị.

Lựa chọn thuốc chống nôn

  • Tham khảo Bảng 1 về tiềm năng gây nôn của các thuốc gây độc tế bào riêng lẻ.
  • Tham khảo Bảng 2 và 3 về tiềm năng gây nôn của các protocol điều trị riêng.
  • Trong hóa trị phối hợp nhiều thuốc, lựa chọn phác đồ kháng nôn phù hợp theo thuốc hóa trị có tiềm năng gây nôn mạnh nhất.
  • Ở bệnh nhân có vấn đề liên quan đến huyết học, khi mà steroid không phải là thuốc chống nôn đáng kỳ vọng, thay thế bằng một liệu trình ngắn với thuốc ức chế 5HT3 (ưa dùng là liệu pháp 1 ngày)
  • Với các phác đồ hóa trị nhiều ngày, lựa chọn phác đồ dùng thuốc trước hóa trị phù hợp cho mỗi ngày và lúc xuất viện dùng thuốc chống nôn theo ngày mà tiềm năng gây nôn cao nhất.
  • Các thuốc có hoạt tính trên thụ thể giống nhau như: domperidone và metoclopamide không nên sử dụng cùng nhau nếu không có lợi ích lâm sàng vì nguy cơ làm tăng tác dụng không mong muốn.
  • Ở các bệnh nhân <20 tuổi, liều metoclopamide nên là 10 mg hoặc cân nhắc sử dụng domperidone.
  • Cân nhắc cẩn thận nguy cơ và lợi ích việc sử dụng các steroid ở bệnh nhân đái tháo đường và bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.
  • Tránh dùng dexamethasone trước hóa trị nếu bệnh nhân dùng phác đồ có chứa liều cao steroid như: CHOP, ESHAP hoặc nếu bệnh nhân đang dùng liều cao các steroid vì các bệnh khác.

Thất bại trong chống nôn

Điều này được định nghĩa là sự buồn nôn kéo dài và gây căng thẳng hoặc nôn ≥ 2 đợt trong 24 giờ. Chuyển sang dùng chế độ kháng nôn với cấp độ cao hơn dựa vào nguy cơ gây nôn.

Kết thúc hóa trị

  • Tránh dùng dexamethasone đường uống nếu bệnh nhân đang dùng phác đồ hóa trị có chứa steroid như: CHOP, PmitCeBo hoặc nếu bình thường bệnh nhân đang dùng liều thấp steroid.
  • Ở bệnh nhân đang dùng một thuốc taxane, liều kháng nôn của dexamethasone nên tương tự như liều trong dự phòng nôn hoặc liều để trị mẫn cảm.
  • Cân nhắc bỏ dùng steroid hoặc rút ngắn liệu trình nếu bệnh nhân đang dùng phác đồ hóa trị hàng tuần hoặc liệu trình gây độc tế bào đường uống kéo dài trên 3 ngày.

Hoạt tính chống nôn trên thụ thể chính

Thuốc

Đối vận thụ thể D2 Đối vận thụ thể H1 Đối vận thụ thể ACh Đối vận thụ thể 5HT2 Đối vận thụ thể 5HT3 Đối vận thụ thể 5HT4

Đối vận thụ thể NK1

Metoclopamide ++         ++  
Domperidone ++            
Cyclizine   ++ ++        
Hyoscine     +++        
Haloperidol +++            
Levomepromazine ++ +++ ++ +++      
Aprepitant              
Ondansetron         +++   +++
Granisetron         +++    
Bảng được tham khảo từ cuốn Palliative Care Formulary Third Edition (2007) của Twycross R, Wilcock A

 

Thông tin chống nôn

Vui lòng tham khảo Dược thư Anh/Tờ hướng dẫn dùng thuốc (BNF/SPC) để biết thêm thông tin

Đối vận 5HT3 Các bệnh nhân có thể phàn nàn về táo bón và đau đầu. Bệnh nhân cần được khuyên dùng: lactulose để giảm táo bón và paracetamol để giảm đau đầu. Nếu nghiêm trọng có thể cần cân nhắc dùng thuốc chống nôn khác thay thế. Các thuốc đối vận 5HT3 có tác dụng kéo dài là có sẵn và có thể được dùng nếu được cơ sở chấp thuận.
Aprepitant Aprepitant là nhóm thuốc đối vận thụ thể NK-1 được nhận thấy ức chế nôn gây ra bởi tác nhân hóa trị liệu gây độc tế bào như cisplatin, thông qua tác động lên hệ trung ương. Thêm vào đó, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng aprepitant làm gia tăng hoạt tính của thuốc chống nôn đối vận thụ thể 5-HT3 và dexamethasone, ức chế cả hai giai đoạn nôn cấp và nôn muộn do cisplatin gây ra. Khi phối hợp với các corticosteroid, Tờ hướng dẫn sử dụng khuyên: giảm liều dexamethasone đường uống 50%, giảm liều methylprednisolone tiêm tĩnh mạch 25% và đường uống 50%. Vì một vài nguyên nhân thực tế, không cần thiết phải giảm một nửa liều dexamethasone sau khi hóa trị như đã được xác nhận trong dữ liệu thử nghiệm lâm sàng của aprepitant. Các tác dụng không mong muốn thường gặp gồm có: đau đầu, nấc cụt và mệt mỏi.
Cyclizine Cyclizine có thể gây ra tác dụng không mong muốn kháng muscarinic như: khô miệng và buồn ngủ. Trẻ em và người cao tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng này.
Dexamethasone Các corticosteroid có thể gây rối loạn giấc ngủ, tăng động và ăn uống quá mức. Chúng cũng gây ra tình trạng không dung nạp glucos, dùng thận trọng ở các bệnh nhân đái tháo đường. Các bệnh nhân có thể trải qua cảm giác vùng xương chậu không thoải mái (perineal discomfort) nếu thuốc được tiêm tĩnh mạch bolus. Điều này có thể được tránh bằng cách truyền tĩnh mạch.
Domperidone Domperidone không nên sử dụng khi sự kích thích nhu động của dạ dày có thể gây hại như: xuất huyết tiêu hóa, tắc nghẽn cơ học hoặc thủng dạ dày.
Levomepromazine Tránh dùng ở các bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan. Thuốc ức chế cytochrome P-450. Các tác dụng không mong muốn thường gặp như: buồn ngủ, suy nhược, khô miệng, hạ huyết áp, nhạy cảm ánh sáng và các phản ứng ở da.
Lorazepam Có thể gây buồn ngủ và có thể ảnh hưởng đến công việc cần tập trung (lái xe)
Metoclopamide Có thể gây ra dù hiếm khi tình trạng kích động hay phát triển các triệu chứng ngoại tháp, đặc biệt trên những bệnh nhân nữ trẻ tuổi. Các triệu chứng này có thể xảy ra cho đến 24 giờ sau khi dùng một liều và có thể thay đổi từ nhăn mặt và rối loạn trương lực cơ đến cảm giác lạ ở miệng, bồn chồn, buồn ngủ và cáu gắt. Thời gian di chuyển qua ruột có thể bị giảm và một số bệnh nhân bị tiêu chảy.
Prochlorperazine Prochlorperazine nên tránh dùng ở bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan hoặc thận, bệnh nhân Parkinson, suy giáp, suy tim, u tuyến thượng thận, nhược cơ năng, phì đại tuyến tiền liệt. Giảm bạch cầu nhẹ xảy ra ở 30% bệnh nhân sử dụng liều cao kéo dài. Có thể gây buồn ngủ.

 

Bảng 1. Lựa chọn thuốc chống nôn

Tiềm năng gây nôn Liệu trình trước  hóa trị (cho mỗi ngày hóa trị) Sau hóa trị (ngày sau khi kết thúc hóa trị) Thất bại trong chống nôn
(Tham khảo bảng 2)
Thấp

Nguy cơ nôn <30%

Thường không cần sử dụng thuốc chống nôn thường quy Không cần chống nôn thường quy. Với đợt hóa trị đầu tiên cân nhắc kê

Domperidone 20mg uống 3 lần/ngày nếu cần 5/7

HOẶC

Metoclopamide 20mg uống 3 lần/ngày nếu cần 5/7

Nếu không dùng thuốc chống nôn thường quy: lựa chọn thuốc kháng nôn đầu tay để trị cơn buồn nôn/nôn bộc phát. Với các đợt hóa trị tiếp theo cũng tương tự.

Nếu có dùng thuốc chống nôn thường quy: lựa chọn thuốc kháng nôn second-line để trị cơn buồn nôn/nôn bộc phát. Quản lý các chu kỳ hóa trị tiếp theo như nôn trung bình.

Trung bình

Nguy cơ nôn 30-60%

Dexamethasone 8mg uống/tiêm tĩnh mạch

Metoclopamide 20mg tiêm tĩnh mạch/uống

Dexamethasone 8mg uống 1 lần/ngày hoặc chia ra 1 hoặc 2 liều cho 2-3/7

Domperidone 20mg uống 3 lần/ngày 3-5/7 HOẶC

Metoclopamide 20mg uỗng 3 lần/ngày 3-5/7

Bắt đầu với thuốc chống nôn được lựa chọn thứ 2 cho nôn bộc phát. Quản lý các chu kỳ hóa trị tiếp theo như nôn cao. Xem Bảng 2.
Cao
Nguy cơ nôn 60-90%
Thuốc đối vận 5HT­3­ được chấp thuận tại cơ sở như:

Granisetron 2mg uống hoặc

Granisetron 1mg tiêm tĩnh mạch hoặc

Ondansetron 8mg uống/tiêm tĩnh mạch

Dexamethasone 20mg uống/tiêm tĩnh mạch

Dexamethasone 8mg uống 1 lần/ngày hoặc chia ra 1 hoặc 2 liều cho 2-3/7

Domperidone 20mg uống 3 lần/ngày 5/7

HOẶC

Metoclopamide 20mg uống 3 lần/ngày 5/7

Xem xét dùng Levomepromazine 6mg (chưa được cấp phép) vào buổi tối khi cần.

Bắt đầu với thuốc chống nôn được lựa chọn thứ 3 cho nôn bộc phát. Xem xét dùng thuốc tại nhà. Quản lý các chu kỳ hóa trị tiếp theo như nôn rất cao và thêm aprepitant nếu cơ sở chấp thuận và nôn/buồn nôn cần phải nhập viện.
Rất cao
Nguy cơ nôn >90%
Hóa trị 1 ngày:

Aprepitant 125mg uống 1 giờ trước hóa trị

Dexamethasone 12mg uống/tiêm tĩnh mạch và

Granisetron 2mg uống hoặc

Granisetron 1mg tiêm tĩnh mạch hoặc

Ondansetron 8mg uống/tiêm tĩnh mạch hoặc thuốc đối vận 5HT3 được chấp thuận tại cơ sở.

Hóa trị nhiều ngày:

Ngày 1: aprepitant 125mg uống 1 giờ trước hóa trị

Dexamethasone 12mg tiêm tĩnh mạch

Đối vận 5HT3 dùng như trên.

Những ngày tiếp theo:

Aprepitant 80mg uống 1 giờ trước hóa trị và

Dexamethasone 8mg tiêm tĩnh mạch và

Đối vận 5HT3 dùng như trên

Domperidone 20mg uống 4 lần/ngày

Ví dụ: với phác đồ hóa trị gây nôn cao 3 ngày, aprepitant được cho như bên dưới:

ngày 1: 125mg, ngày 2-5 80mg 1 lần/ngày

Aprepitant 80mg uống 1 lần/ngày 2/7

Dexamethasone 8mg uống hàng ngày chia 1-2 lần  2-3/7

Domperidone 20mg uống 4 lần/ngày 5/7 hoặc

Metoclopamide 20mg uống 4 lần/ngày khi cần thiết 5/7

Nếu buồn nôn và nôn >7 ngày, cân nhắc có thể  corticosteroid gây khó tiêu và cho thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Buồn nôn và nôn mửa trước khi bắt đầu Nếu buồn nôn và nôn được kiểm soát tốt trong suốt và sau hóa trị, dự đoán buồn nôn và nôn không chắc xảy ra.   Lorazepam 1mg uống, đặt dưới lưỡi hoặc tiêm tĩnh mạch 30 phút trước hóa trị. Bệnh nhân có thể có lợi khi uống

lorazepam vào buổi tối trước và/hoặc buổi sáng thực hiện hóa trị

 

Bảng 2. Buồn nôn và nôn bộc phát do hóa trị liệu

Bảng dưới trình bày thuốc chống nôn bổ sung có thể được được yêu cầu để quản lý nhanh các cơn buồn nôn và nôn bộc phát. Trong các chu kỳ hóa trị tiếp theo, thuốc dự phòng chống nôn nên được tăng lên ở cấp độ tiếp theo tham khảo ở Bảng 1.

Thuốc và lịch trình

Chú thích

Lựa chọn đầu tay

(Ở các bệnh nhân không sử dụng các thuốc chống nôn đều đặn)

Domperidone 20mg uống 3 lần/ngày hoặc 30-60mg đường trực tràng 3 lần/ngày

Hoặc

Metoclopamide 20mg uống/ tiêm tĩnh mạch 3 lần/ngày

Kê đơn thường xuyên bổ sung vào thuốc chống nông sau hóa trị đã được khuyến cáo.

KHÔNG dùng đồng thời domperidone và metoclopamide.

Nếu không dung nạp domperidone đường uống thì sử dụng domperidone đường trực tràng (nếu số lượng tiểu cầu bình thường) hoặc tiêm tĩnh mạch metoclopamide.

Lựa chọn thứ 2 Levomepromazine 6mg (chưa được cấp phép) uống 2 lần/ngày

Hoặc

Prochloperazine 5-10mg uống 3 lần/ngày hoặc 25mg trực tràng 3 lần/ngày

Hoặc

Cyclizine 50mg uống/tiêm tĩnh mạch 3 lần/ngày

Levomepromazine/ Prochloperazine/ Cyclizine thay thế Metoclopamide như thuốc chống nôn sau hóa trị
Lựa chọn thứ 3 Granisetron 1mg tiêm tĩnh mạch hoặc

Ondansetron 8mg uống/tiêm tĩnh mạch hoặc thuốc đối vận 5HT3 được cơ sở chấp thuận

Hoặc

Levomepromazine 6mg (chưa được cấp phép) uống lên đến 3 lần/ngày hoặc 6.25-12.5mg tiêm dưới da

Hoặc

Lorazepam 1mg uống/tiêm tĩnh mạch/đặt dưới lưỡi 3 lần/ngày

Hoặc

Cyclizine 150mg truyền dưới da liên tục trong 24 giờ

Hoặc

Haloperidol 1-2mg uống 4 lần/ngày hoặc 1-3mg tiêm tĩnh mạch 3 lần/ngày

Hoặc Nabilone uống 1mg 3 lần/ngày

Chỉ sử dụng liệu trình ngắn ngày

Xem xét tiêm truyền dưới da Cyclizine là lựa chọn đầu tay hoặc lựa chọn thứ 2 nếu nôn nghiêm trọng xảy ra ở bệnh nhân nội trú

Levomepromazine/ Prochloperazine/ Cyclizine thay thế Metoclopamide như thuốc chống nôn sau hóa trị

 

Bảng 3. Tiềm năng gây nôn của các thuốc riêng lẻ

Nôn thấp
(tỷ lệ <30%)

Nôn trung bình
(tỷ lệ 30-60%)
Nôn cao
(tỷ lệ 60-90%)

Nôn rất cao
(tỷ lệ >90%)

Alemtuzumab Arsenic Altretamine Busulfan liều cao
Asparaginase Carmustine <100mg/m2 Amsacrine Carmustine >250mg/m2
Bevacizumab Cyclophosphamide <750mg/m2 5 Azacitadine Cisplatin >60mg/m2
Bleomycin Cytarabine <900mg/m2 Carboplatin Cyclophosphamide >1500mg/m2
Bortezomib Daunorubicin <50mg/m2 Clofarabine Ifosfamide >3g/m2
Busulfan <10mg Doxorubicin <60mg/m2 Carmustine >100mg/m2, <250mg/m2 Streptozocin
Cetuximab Etoposide >120mg/m2 Cisplatin <60mg/m2  
Capecitabine Gemcitabine Cyclophosphamide >750mg/m2 – < 1500mg/m2  
Chlorambucil Methotrexate 250mg/m2-<1000mg/m2 Cytarabine >900mg/m2  
Cladrabine Mitomycin C Dactinomycin  
Dasatinib Mitoxantrone Daunorubicin >50mg/m2  
Erlotinib Paclitaxel Docetaxel  
Etoposide ≤120mg/m2 Procarbazine Doxorubicin >60mg/m2  
Fludarabine Temozolomide Epirubicin  
Fluorouracil Raltitrexed Estramustine  
Gefitnib Trabectedin Idarubicin  
Gemtuzumab Topotecan uống/tiêm tĩnh mạch Ifosfamide <3g/m2  
Hydroxycarbamide Vinorelbine uống Irinotecan  
Imatinib   Lomustine  
Lapatinib   Melphalan tiêm tĩnh mạch >100mg/m2  
Lenolidamide   Methotrexate >1000mg/m2  
Liposomal Daunorubicin   Oxaliplatin  
Liposomal Doxorubicin      
Melphalan uống      
Mercaptopurine      
Methotrexate <250mg/m2      
Nelarabine      
Nilotinib      
Pemetrexed      
Pentostatin      
Rituximab      
Sorafenib      
Thalidomide      
Thioguanine      
Trastuzumab      
Vinblastine      
Vincristine      
Vindesine      
Vinorelbine tiêm tĩnh mạch      

 

Bảng 4. Tiềm năng gây nôn của các phác đồ phối hợp cho các loại u thường gặp

Loại u

Phác đồ Nguy cơ gây nôn

Chú thích

Phổi Gem/carbo Cao  
Carbo/etop Cao  
Cis/pemetrexed Rất cao  
Cisplatin/Vinorelbine Rất cao  
EC90 Cao  
FEC100 Cao  
AC Rất cao  
CMF Cao  
EC Cao  
Phần trên đường tiêu hóa Cis/5FU Rất cao Liều Cisplatin = 75mg
ECF Rất cao  
Mitomycin/5FU Trung bình  
Gem/cis (ung thư tụy) Rất cao  
Gem/Cap Trung bình  
Phần dưới đường tiêu hóa OxMDG Cao  
OxCap Cao  
IrMdg Trung bình  
Cetuximab + OxMdg Cao  
Cetuximab + OxCap Cao  
IrMdg + Cetuximab Cao  
Bevacizumab + IrMdg Cao  
Mitomycin/5FU Trung bình  
H&N Cis100/5FU Rất cao  
Gynaecology Carbo/taxol Cao  
Carbo/lipo dox Cao  
Cis/Etop (van der Berg) Rất cao  
Cisplatin/topotecan Rất cao ngày 1 Trung bình ngày 2 và 3
CNS PCV Cao  
Lymphoma RCHOP Cao  
ABVD Rất cao  
ESHAP Cao  
IVE Rất cao  
Mini Beam Rất cao  
Codox-M Cao  
IVAC Rất cao  
RCVP Trung bình  
Esc BEACOPP Cao/Trung bình/Thấp Cao ngày 1

Trung bình ngày 2-7

Thấp ngày 8

BEACOPP Cao/Trung bình/Thấp Cao ngày 1

Trung bình ngày 2-3

Thấp ngày 8

GU Gem/Cis 35 Cao  
EcarboF Cao Thấp vào ngày 15
POMB-ACE Trung bình/Thấp và rất cao Trung bình ngày 1

Thấp ngày 2

Rất cao ngày 3

BEP Rất cao  

 

Bảng 5. Tiềm năng gây nôn của các phác đồ phối hợp cho các loại u khác

Loại u Phác đồ Nguy cơ gây nôn

Chú thích

Sarcoma Dox/cis (MAP) Rất cao Xem xét dùng aprepitant
Cyclo/topotecan Trung bình  
VIDE Rất cao  
VAI Cao  
VAC Cao  
Ifos (>3m/m2)/Etop Rất cao  
Cis 60/dox Rất cao  
Gem/Docetaxel Cao  

Xạ trị gây buồn nôn và nôn

Nguyên tắc kiểm soát

  • Tương tự hóa trị gây buồn nôn và nôn, mục tiêu của liệu pháp khnasg nôn là nhằm mục đích phòng ngừa buồn nôn và nôn.
  • Nguy cơ gây nôn do xạ trị thay đổi tùy theo cách điều trị được áp dụng.

 Xác định nguy cơ gây nôn

Các yếu tố quyết định nguy cơ nôn liên quan đến xạ trị bao gồm :

  • Phạm vi điều trị trên thực tế
  • Liều xạ trị được dùng theo tia xạ
  • Đặc điểm phân chia xạ trị

 Hóa-xạ trị

Với bệnh nhân vừa dùng hóa trị và xạ trị, điều trị với liệu pháp thuốc chống nôn theo nguy cơ nôn cao nhất dựa trên phác đồ hóa trị hoặc phạm vi xạ trị.

Hướng dẫn

Mức độ nguy cơ Vùng chiếu xạ Thuốc chống nôn trước xạ trị – 1 giờ trước mỗi lần chiếu

Chống nôn để trị cơn nôn bộc phát

Thấp Đầu và cổ, các chi, xương sọ và vú.

Vùng ngực dưới và xương chậu

Xương sọ (phẫu thuật bằng tia xạ) và xương sống

Domperidone 20mg uống 3 lần/ngày khi cần

Hoặc

Metoclopamide 20mg 3 lần/ngày khi cần

·  Bắt đầu với thuốc chống nôn đầu tay khi buồn nôn và nôn bộc phát.

·  Điều trị ở các lần chiếu xạ tiếp theo như nôn trung bình.

Trung bình Phần bụng trên, chiếu xạ nửa cơ thể, phần bụng dưới, chậu-bụng, vỏ não, xương sống, phẫu thuật xương sọ bằng tia xạ Cơ sở chấp thuận thuốc đối vận 5HT3 như :
Granisetron 2mg uống hoặc

Ondansetron 8mg uống

·  Bắt đầu với thuốc chống nôn lựa chọn thứ 2 khi buồn nôn và nôn bộc phát

·  Điều trị ở các lần chiếu xạ tiếp theo như nôn cao.

Cao Chiếu xạ toàn bộ cơ thể (Total body irradiation-TBI) Cơ sở chấp thuận thuốc đối vận 5HT3 như:

Granisetron 2mg uống hoặc

Ondansetron 8mg uống

Dexamethasone 8mg uống/tiêm tĩnh mạch

Domperidone 20mg uống 3 lần/ngày khi cần

Hoặc

Metoclopamide 20mg uống 3 lần/ngày khi cần

Liên tục trong 24 giờ sau chiếu xạ

·  Bắt đầu với thuốc chống nôn mức độ 2 khi buồn nôn và nôn bộc phát

 Liệu trình chống nôn bộc phát trong buồn nôn và nôn gây ra bởi xạ trị

Tham khảo phần hóa trị và bảng điều trị buồn nôn và nôn bộc phát.

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.