Điều trị viêm họng
Dịch: SVD4. Huỳnh Thị Thảo Uyên – Trường ĐH Y Dược Huế
Nguồn: Guido R. Zanni, PhD. Treating soar throat. Link
Những nguyên nhân nào gây viêm họng?
Viêm họng (hay còn được gọi là sưng yết hầu) có nguyên nhân điển hình là virus hoặc nhiễm khuẩn. Ước tính có khoảng 200 – 300 chủng virus khác nhau là nguyên nhân gây cảm lạnh và viêm họng. Đến 90% trường hợp viêm họng là do các loại virus liên quan đến các bệnh cảm hay cúm thông thường. 10% còn lại là do nhiễm khuẩn hoặc các điều kiện y tế khác. Nhiễm khuẩn do vi khuẩn streptococcal cũng thường được gọi là viêm họng do liên cầu.
Một số tác nhân kích thích cũng là nguyên nhân gây viêm họng như không khí có độ ẩm thấp, khói thuốc lá, ô nhiễm không khí, la hét quá mức, chảy nước mũi do dị ứng và hít thở bằng đường miệng. Các tổn thương ở phần sau của họng và trào ngược acid từ dạ dày vào đường họng cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm.
Mặc dù viêm họng ảnh hưởng đến tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên trẻ em từ 5 – 15 tuổi, người hút thuốc lá, người có tiền sử dị ứng và những người có hệ miễn dịch bị thương tổn vẫn là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Triệu chứng của viêm họng
Bảng 1. Các triệu chứng thường xuất hiện trong viêm họng |
– Ho hoặc hắt hơi
– Khàn tiếng hoặc viêm thanh quản – Đau đầu – Sổ mũi hoặc nghẹt mũi – Chán ăn – Sốt nhẹ – Mệt mỏi – Sưng hoặc viêm hạch ở hàm hoặc họng – Đau tai – Đau bụng và nôn (thường xuất hiện ở trẻ em) – Đỏ và sưng hạch 2 bên cuống họng |
Các triệu chứng của viêm họng rất dễ nhận biết. Họng sẽ cảm thấy đau và rát, sưng hoặc ngứa. Cơn đau càng tăng lên mỗi khi nuốt. Bên cạnh đó cũng có thể có các cơn đau ở cổ. Các triệu chứng khác thường xuất hiện khi viêm họng đã được liệt kê như trên trong Bảng 1.
Nếu là viêm họng do virus, chúng sẽ biến mất trong khoảng từ 7 – 10 ngày. Với một người bị viêm họng do liên cầu, cổ họng sẽ bắt đầu đau từ từ và nhanh chóng tiến triển nghiêm trọng và kéo dài. Việc nuốt thức ăn trở nên rất khó khăn. Ngoài ra cũng có thể xuất hiện các cơn sốt đến 1000F (37,80C) hoặc cao hơn. Các triệu chứng càng trở nên trầm trọng lúc về đêm. Các liên cầu khuẩn có thể làm dẫn đến các bệnh lý khác như nhiễm trùng ở hạch, xoang, da, máu hoặc tai giữa, cũng như nhiều bệnh viêm nhiễm khác. Cần tìm đến ngay các biện pháp hỗ trợ y tế nếu xuất hiện các triệu chứng bao gồm chảy nước dãi, mất khả năng nuốt, khó mở miệng, khó thở, đỏ hoặc sưng vùng cổ, sưng hạch bạch huyết, chảy máu từ cổ họng, hoặc sốt cao trên 1010F (38,30C)
Điều trị
Không được kê đơn điều trị bằng các thuốc kháng sinh ngoại trừ các trường hợp viêm họng do vi khuẩn. Kháng sinh không thể diệt được virus – nguyên nhân chủ yếu gây viêm họng – và cũng không có hiệu quả gì trong điều trị các triệu chứng. Sử dụng kháng sinh không cần thiết có thể làm cho các chủng vi khuẩn trở nên kháng thuốc. Khi không sử dụng kháng sinh, các triệu chứng ở 85% bệnh nhân cũng sẽ mất đi chỉ trong 1 tuần. Bảng 2 dưới đây sẽ liệt kê các các biện pháp được khuyến cáo giúp kiểm soát các cơn đau trong viêm họng. Nếu các triệu chứng không được cải thiện trong một tuần, hãy liên lạc ngay với các bác sĩ.
Bảng 2. Điều trị viêm họng |
– Sử dụng acetaminophen, ibuprofen hoặc naproxen để giảm các cơn đau họng. Không được sử dụng vượt quá liều khuyến cáo. Trẻ em dưới 18 tuổi không nên sử dụng aspirin.
– Súc miệng với nước muối ấm (1 muỗng cà phê muối pha trong 1 tách nước ấm) – Dùng các loại thuốc viên hoặc kẹo cứng để kích thích tiết nước bọt – Ăn các loại thức ăn mềm không gây kích thích cổ họng (ví dụ như khoai tây nghiền, yogurt) – Với viêm họng do dị ứng, các thuốc OTC kháng histamin có thể được sử dụng giúp làm giảm tình trạng chảy nước mũi – Sử dụng các thuốc antacid OTC hoặc thuốc ức chế bơm proton với những trường hợp viêm họng do sự trào ngược của acid dạ dày – Sử dụng các máy giữ ẩm hoặc máy xông hơi. Tắm nước nóng cũng là một cách hữu ích. – Lựa chọn cẩn thận các loại thức ăn để không làm cổ họng bị tổn thương bởi các tác nhân bên ngoài cơ thể, ví dụ như xương cá. – Uống nhiều các loại chất lỏng giúp cho cổ họng được thông suốt. Tránh uống các loại nước trái cây có tính acid như nước cam – Nếu có các bệnh về tim hay cao huyết áp, cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc OTC – Nếu đang trong thời kỳ mang thai, cần liên lạc với bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn về các loại thuốc OTC. |
Nếu bác sĩ cho rằng bạn đang bị viêm họng do liên cầu, có thể họ sẽ làm một phép thử kháng nguyên liên cầu khuẩn ngắn để xác định bạn có thật sự bị nhiễm liên cầu khuẩn hay không. Phép thử này cho kết quả rất nhanh chỉ trong vài phút, tuy nhiên không phải lúc nào cũng cho kết quả chính xác. Vì vậy, có thể các bác sĩ sẽ tiến hành nuôi cấy mẫu từ cổ họng, là phép thử thường đưa ra những kết luận chính xác hơn, và gửi chúng đến phòng thí nghiệm để kiểm tra. Các kết quả của phép thử này thường có sau khoảng 24 – 48 giờ.
Kháng sinh sẽ có hiệu quả điều trị trong các trường hợp nhiễm khuẩn. Penicillin là kháng sinh phổ biến nhất thường được kê cho bệnh nhân viêm họng do liên cầu. Nếu dị ứng với penicillin, bác sĩ có thể thay thế bằng erythromycin. Các bác sĩ có thể kê đơn cho 10 ngày. Điều quan trọng nhất là cần phải uống hết số thuốc được kê kể cả khi các triệu chứng đã thuyên giảm hoặc biến mất hoàn toàn. Phân mềm và tiêu chảy là những tác dụng phụ phổ biến của kháng sinh. Sử dụng thêm các thuốc OTC chống tiêu chảy để giảm thiểu các tác dụng phụ nêu trên. Bên cạnh việc tiêu diệt các vi khuẩn gây ra viêm họng do liên cầu, các bác sĩ cũng có thể tập trung vào việc ngăn chặn các biến chứng do nhiễm trùng. Ví dụ như, viêm họng do liên cầu nếu không được chữa trị có thể dẫn đến thấp tim, làm tổn thương tim cũng như các vấn đề về thận khác.
Phòng ngừa
Với những bệnh nhân có nhiểm khuẩn, vẫn có thể gây lây nhiễm trong khoảng 24 giờ kể từ lúc bắt đầu uống kháng sinh. Vì vậy, nếu mắc viêm họng do liên cầu, việc hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh là rất quan trọng cho đến khi không có khả năng gây lây nhiễm nữa. Bảng 3 đã liệt kê những lời khuyên giúp ngăn ngừa viêm họng.
Bảng 3. Các trường hợp ngoại lệ của ho không được tự chữa trị |
– Ho kéo dài trên 7 ngày hoặc liên tục mắc lại
– Ho kèm chất nhầy có màu hoặc máu – Nguyên nhân gây ho có thể là do các tác dụng phụ của các thuốc nhất định – Ho kèm với sốt cao trên 101,50F (38,60C) , thở ngắn, đau ngực, đổ mồ hôi, cảm hàn, đau đầu dai dẳng, hoặc sưng mắt cá chân và chân. – Ho trầm trọng hơn do các virus đường hô hấp trên (ví dụ: cảm, cúm,…) – Bệnh nhân có tiền sử có các tình trạng có liên quan đến ho mạn tính, ví dụ như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, suy tim sung huyết, hen phế quản, hoặc viêm phế quản mạn tính |
Lời kết
Có đến 90% các trường hợp viêm họng là do virus và sẽ biến mất trong một tuần. Với những trường hợp viêm họng kéo dài trên một tuần, cần phải có sự can thiệp của các biện pháp y tế.