Menu

Sai sót liên quan đến thuốc: Đúng thuốc, sai đường dùng

Người dịch: Đâu Thị Tố Nga – Khoa Dược – BV Mắt Nghệ An

Người hiệu đính: DS. Nguyễn Thị Thảo – Khoa Dược  –  BV Nhi Thanh Hóa, DS. Võ Thị Hà

Nguồn: https://primeinc.org/casestudies/pharmacist/study/812/Medication_Error:_Right_Drug,_Wrong_Route

Một  phụ nữ 40 tuổi được đưa  vào phòng cấp cứu do thở dốc và phát ban sau khi ăn  hải sản. Theo lời kể, cô thấy phù ở họng và nghe rít nhẹ khi thở. Nhiệt độ cơ thể là 370C, huyết áp 100/69 mmHg và mạch 70 lần/phút. Bệnh nhân được  cho thở oxy và dùng 0.5 mg (1:1.000) epinephrine. Một thời gian ngắn sau khi  truyền  tĩnh mạch ephineprine, bệnh nhân phàn nàn thấy đau ngực bên trái và tê các đầu ngón tay . Điên tâm đồ (ECG) cho thấy ST  tăng và nồng độ creatine kinase huyết thanh tăng, điều này  báo trước 1 cơn nhồi máu cơ tim. BN được dùng 2 liều nitroglycerin 0.4mg đặt dưới lưỡi trong 10 phút cho đến khi huyết áp và các chỉ số tim mạch trở về bình thường.  Điện tâm đồ sau đó cho thấy mức ST đã trở về  bình thường.  Nghi ngờ được đặt ra là có phải BN đã dùng liều 0.5mg (1:1000) epinephrine đường dùng không phù hợp, đã  được sử dụng là đường tiêm tĩnh mạch ( IV) thay  vì  phải dùng  đường tiêm bắp (IM).

Thảo luận

Điểm quan trọng ở trường hợp  này là, thay  vì sử dụng ephinephrine đường tiêm bắp  điều trị mẫn cảm thì bệnh nhân đã được dùng thuốc qua đường IV – đường dùng thường sử dụng cho bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim. 

Một sai sót y khoa được định nghĩa là một biến cố bất lợi có thể ngăn chặn được gây ra  bởi thất bại trong việc thực hiện một hành động hoặc thực hiện một hành động sai gây ra tổn thương hoặc tử vong cho bệnh nhân.  Trung bình cứ 25 bệnh nhân đang nằm viện thì sai sót y khoa gây tổn thương cho 1 bệnh nhân. Tử vong gây ra do sau sót y khoa còn nhiều hơn tử vong gây ra bởi tai nạn, ung thư vú hay AIDS. Hậu quả của các sai sót y khoa  là làm tăng thêm 2.4 triệu ngày nằm viện và chi phí tăng xấp xỉ 17-29 tỉ đô la mỗi năm tại Mỹ. Sai sót y khoa có thể xảy ra ở  mọi giai đoạn  trong  quá tình chăm sóc y tế bao gồm sai sót thuốc, sai sót chẩn đoán, sai sót phẫu thuật. Hơn nữa, nhiều yếu tố như  lỗi giao tiếp và lỗi do thiết bị, có thể ảnh hưởng đến tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của sai sót y khoa.

 Xấp xỉ 25% những tổn thương liên quan đến thuốc là có thể phòng tránh được.Trong 4 tỉ đơn được kê mỗi năm thì có hơn 50 nghìn sai sót xuất hiện trong những đơn này. Sai sót liên quan đến thuốc có thể xảy ra ở bất cứ  giai đoạn nào trong quá trình kê đơn, từ việc đơn viết tay khó đọc đến việc sao chép không chính xác và chỉ định không thích hợp. Các nguyên nhân thông thường liên quan đến sai sót trong sử dụng thuốc được liệt kê tại bảng 1.

Bảng 1: Các nguyên nhân của sai sót  liên quan đến  thuốc

Truyền đạt (sao lại) đơn sai do:

– Chữ viết tay khó đọc

– Sử dụng những từ viết tắt không phù hợp

– Những thuốc có tên nghe giống nhau hoặc nhìn giống nhau

–  Những số 0 ở trước hay sau dấu phẩy

– Đơn thuốc không đầy đủ

Thiếu hụt thông tin

– Về thuốc

-Về bệnh nhân

Sai sót trong chuẩn bị thuốc

– Tính toán sai liều

Lỗi dùng thuốc cho bệnh nhân

Lỗi  sao chép đơn

Không tuân tủ các quy trình

Không kiểm tra kép xem đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian, đúng đường dùng, đúng bệnh nhân.

Epinephrine là một catecholamin có tác dụng  kích thích alpha, beta 1, beta 2 adrenegic phụ thuộc liều. Epinephrine tác động lên tim, mạch và các cơ trơn và được chỉ định cho cả phản ứng phản vệ (anaphylaxis)  và nhồi máu cơ tim. Epinephrine  hiện có các nồng độ và liều khác nhau, và được sử dụng những đường dùng cụ thể cho mỗi chỉ định. (bảng 2).

Bảng 2:  Liều epinephrine dựa vào  chỉ định

CHỈ ĐỊNH

LIỀU

ĐƯỜNG DÙNG

Phản ứng phản vệ (anaphylactic)

0,3-0,5mg dung dịch có nồng độ 1:1.000.

Tiêm bắp (IM)

 

Sốc phản vệ (anaphylatic shock)

0,1 mg của nồng độ 1:10.000

Tiêm tĩnh mạch chậm trên 5 phút

Nhồi máu cơ tim

1mg của nồng độ 1:10.000

Tiêm tĩnh mạch nhanh (IV push)

 

Dung dịch Epinephrine có nồng độ 1:1.000 ứng 1mg = 1ml. 

Dung dịch Ephinephrine có nồng độ 1:10.000 ứng 0,1mg = 1ml và 1mg = 10ml

Một vài đặc điểm liên quan đến epinephrine làm tăng nguy cơ sai sót về liều và  đường dùng phù hợp. Liều của epinephrine được sử dụng  điều trị cơn đột quị tim cao hơn nhiều so với liều được sử dụng trong  phản ứng phản vệ. Một yếu tố khác liên quan đến sai sót do epinephrine là sự đa dạng các nồng độ dung dịch thuốc, gồm dung dịch có nồng độ 1: 1.000 và 1: 10.000. Các bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ phải cẩn trọng với các nồng độ khác nhau,ý nghĩa của các nồng độ và mỗi nồng độ phù hợp với  mỗi tình huống cụ thể. Cũng có thể là đọc nhầm nồng độ vì đếm nhầm số chữ số 0.

Phần lớn các cơn đột quị và phản ứng phản vệ đều được xử trí như là một tình trạng cấp cứu, khi mà việc đọc nhầm nhãn thuốc và nồng độ có thể xảy ra. Hơn nữa, các tai nạn do quá liều có thể là kết quả của lỗi giao tiếp giữa những chuyên gia sức khỏe, lỗi thiếu kiến thức về liều phù hợp, và tính toán sai liều.

Trong khi dùng những chế phẩm dưới dạng những xiranh phân liều sẵn có thể giúp giảm thiểu những nhầm lẫn liên quan đến epinephrine, thì chúng cũng có thể gây ra những nhầm lẫn khác. Nồng độ của epinephrine tiêm khi dùng xiranh này có thể được sử dụng bằng các đơn vị đo lường như mg hoặc mg/ml thay  vì sử dụng dạng  tỷ lệ (như 1:1.000) mà nhiều nhân viên y tế vốn đã quen dùng. Những khác biệt này có thể  không được hiểu thậm chí là không được nhận ra trong những tình huống khẩn cấp. Về mặt lý thuyết, có thể có 2 loại xiranh được nạp sẵn 2 nồng độ khác nhau, 1 dùng đường IM, và 1 dùng đường IV, do đó có thể tạo ra những khả năng sai lầm khi lấy nhầm.

Chế phẩm dạng xiranh nạp sẵn Epinephrine 

 Cơ quan  nghiên cứu y tế và chất lượng (ARHQ) đã  công bố một danh sách các sai sót “không nên để xảy ra” (“ never events”) – xác định các  biến cố trong chăm sóc sức khỏe không bao giờ để bị xảy ra.  Trong số đó  là những sai sót y khoa không nên xảy ra dẫn đến tử vong hoăc tàn tật. Trong nhiều trường hợp, sai sót y khoa không dẫn đến tổn thương cho bệnh nhân. Tuy nhiên, hệ thống chăm sóc sức khỏe nói chung và cá nhân nói riêng đều đang cố gắng tạo ra một môi trường an toàn hơn cho các bệnh nhân. Ngày nay nhiều cải tiến đã được sử dung bằng cách kết hợp công nghệ thông tin và sử dụng máy tính. Các bệnh viện đang sử dụng việc ra y lệnh bằng máy tính (CPOE) điều này giúp cho việc    kiểm tra các tương tác thuốc, dị ứng, dùng đa liều, hoặc các chỉ định thuốc không đúng và có thể giúp cho việc giảm các sai sót về thuốc và trùng lặp thuốc. Bệnh viện còn sử dụng hệ thống hỗ trợ ra quyết định (CDSS) – đó là một phần mềm liên kết hồ sơ bệnh ánh của bệnh nhân với các cơ sở dữ liệu đã được máy tính hóa để tạo nên những chẩn đoán đặc hiệu hay kế hoạch chăm sóc cho mỗi bệnh nhân. Một chức năng của CDSS là gửi những cảnh báo tới các nhân viên bệnh viện để chắc chắn các  quy trình hoặc các hướng dẫn được  thực hiện đúng.

Ngoài ra có thể sử dụng hệ thống mã vạch điện tử  và  bệnh án điện tử (EMRs) đã được chứng mình là làm giảm các sai sót  liên quan đến thuốc tại  bệnh viện.

Vì máy tính và hệ thống điện tử cũng không thể không gây ra sai sót và đặc biệt nguy hiểm nếu có sự cố mất điện. Các chuyên gia sức khỏe cần nâng cao nhận thức về hành động của mình cũng như các sai sót phổ biến có thể xảy ra. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc có cả các dược sĩ đi lâm sàng đã giúp viêc giảm các sai sót y khoa đến 78%. Các sai sót về thuốc có thể xảy ra ở bất kì bước nào trong qui trình kê đơn, nhưng  những sai sót này có thể tránh được hoặc giảm được nếu mỗi người đều đóng vai trò tích cực trong việc phòng tránh  sai sót liên quan đến thuốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Kohn LT, Corrigan JM, Donaldson MS (eds). To Err Is Human: Building a Safer Health System. Institute of Medicine: Washington, DC; 2000.

2. Institute of Medicine. Preventing medication errors: quality chasm series. Washington, DC: National Academy Press, 2006.

3.Cohen RM. Causes of medication errors. In: Cohen RM, ed. Medication Errors: Causes, Prevention, and Risk Management. Sudbury, MA: Jones and Bartlett Publishers; 2000:1.1-1.8.

4.The diagnosis and management of anaphylaxis: An updated practice parameter. JAllergy Clin Immunol. 2005;115:S483-S523.

5.  2005 American Heart Association Guidelines for Cardiopulmonary Resuscitation and Emergency Cardiovascular Care. Part 7.2: Management of cardiac arrest. Circ.2005;112:IV58-IV66.

6.  Menachemi N, Brooks RG. Reviewing the benefits and costs of electronic health records and associated patient safety technologies. J Med Syst. 2006;30:159-168.

7.  Kucukarslan SN, Peters M, Mlynarek M, et al. Pharmacists on rounding teams reduce preventable adverse drug events in hospital general medicine units. Arch Intern Med.2003;163:2014-2018.

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.