Thuốc kháng sinh
THUỐC KHÁNG SINH
Nguồn: Qualité de la prise en charge médicamenteuses en EHPAD, Fiche 15 – Antibiotiques.
Người dịch: ThS.DS. Nguyễn Duy Hưng
Hiệu đính: TS.DS. Võ Thị Hà
1. Các vấn đề chính:
- Sự lão hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch kèm theo đó là sự suy yếu của lớp hàng rào da-niêm mạc.
- Hệ thống miễn dịch ở người cao tuổi hoạt động kém hiệu quả hơn, khiến họ đối mặt với nguy cơ dễ nhiễm khuẩn.
- Cần cẩn trọng khi dùng thuốc kháng sinh trên người cao tuổi.
2. Các điểm quan trọng:
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
- Các yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn:
- Suy giảm miễn dịch
- Suy dinh dưỡng
- Tình trạng đa bệnh lý và dùng nhiều thuốc đồng thời
- Nhập viện
- Các bệnh mắc kèm (ung thư, đái tháo đường)
- Thời gian nằm tại giường dài
KHUYẾN CÁO CHUNG: SỰ PHÙ HỢP CỦA VIỆC SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI
- Sốt không nhất thiết phải do vi khuẩn gây ra.
- Việc điều trị bằng kháng sinh không phải là khẩn cấp, trừ khi tình trạng nhiễm khuẩn đã nghiêm trọng.
- Cần ưu tiên chẩn đoán đúng: Nếu các xét nghiệm lâm sàng không cung cấp đủ bằng chứng, có thể tiến hành thêm các xét nghiệm hình ảnh hoặc sinh học.
- Cần phải đảm bảo việc lấy mẫu làm kháng sinh đồ khả thi và hợp lý về mặt đạo đức khi chẩn đoán vi khuẩn học đã được xác định.
- Cần phải nhanh chóng quyết định nơi tiến hành điều trị cho bệnh nhân: Trại dưỡng lão hay bệnh viện.
- Cần phải khởi đầu điều trị bằng kháng sinh sớm nếu bệnh có khả năng diễn biến trầm trọng hơn, tuy nhiên vẫn phải đánh giá tác dụng của thuốc, chỉnh liều hoặc dừng thuốc nếu cần.
- Cần phải chọn kháng sinh dựa trên các đánh giá về dịch tễ và tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn.
- Phải hiểu rõ mục tiêu điều trị của các kháng sinh.
- Tiêm vaccine phòng bệnh cúm theo mùa và phế cầu.
SỬ DỤNG TỐT KHÁNG SINH
- Phải giám sát sự kê đơn và mục đích kê đơn kháng sinh.
- Cần phải đánh giá tác dụng của liệu pháp kháng sinh sau 48-72 giờ và sau 7-10 ngày dùng thuốc (bởi các xét nghiệm vi khuẩn học).
- Các xét nghiệm này cũng phải được giám sát.
- Hạn chế dùng các kháng sinh phổ rộng khi điều trị theo kinh nghiệm.
- Ưu tiên dùng đường uống. Nếu bắt buộc phải dùng đường tiêm, cần chuyển sang dùng đường uống càng sớm càng tốt ngay khi có thể.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN VÀ GIÁM SÁT
- Đa số các kháng sinh đều thải trừ qua thận, cần chú ý đến độ thanh thải creatinine.
- Tương tác thuốc: Tăng nguy cơ xuất huyết khi dùng cùng với các thuốc kháng vitamin K, cần giám sát chỉ số INR.
- Tiêu chảy sau khi điều trị bằng kháng sinh: Cần chú ý đến Clostridium difficile.
- Nguy cơ bội nhiễm nấm/candida.
BẢNG TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN
CỦA MỘT SỐ KHÁNG SINH TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI
Kháng sinh |
Tác dụng không mong muốn |
Aminosid |
Độc thần kinh và thính giác |
Isoniazid Rifampicin |
Độc trên gan Phân và nước tiểu vàng, tương tác thuốc |
Beta lactam Penicillin G |
Tiêu chảy, sốt, viêm thận kẽ, phát ban, giảm tế bào máu. Chế phẩm có chứa muối (50mg/1 triệu đơn vị), Thể tích dịch truyền. |
Carbapenem |
Co giật |
Clindamycin |
Tiêu chảy và viêm kết tràng do C.difficile |
Floroquinolon |
Buồn nôn, nôn, tác dụng trên thần kinh trung ương, co giật, kéo dài khoảng QT |
Linezolid |
Giảm tiểu cầu, thiếu máu |
Macrolid và nhóm azalid |
Rối loạn tiêu hóa, kéo dài khoảng QT, độc thính giác, viêm gan ứ mật, tương tác thuốc |
Tetracyclin |
Nhạy cảm với ánh sáng |
Trimethoprim/Sulfamethoxazol |
Độc trên gan, sốt, tăng kali máu, phát ban |
Fosfomycin |
Chế phẩm có chứa muối (1g fosfomycin = 330mg muối) |
BẢNG TƯƠNG TÁC PHỔ BIẾN GIỮA CÁC KHÁNG SINH
VÀ CÁC THUỐC THƯỜNG DÙNG TRÊN NGƯỜI CAO TUỔI
Kháng sinh |
Thuốc dùng kèm |
Tác dụng |
Aminosid |
Amphotericin B, cyclosporine, cisplatin, thuốc lợi tiểu quai, tacrolimus, vancomycin |
Độc tính trên thận |
Ampicillin |
Allopurinol |
Phát ban |
Fluoroquinolon |
Nhôm, sắt, mangan, kẽm, các antacid, sucralfate. Thuốc chống loạn nhịp |
Giảm hấp thu fluoroquinolon
Loạn nhịp thất |
Ciprofloxacin |
Calci Theophyllin Warfarin |
Giảm hấp thu ciprofloxacin Tăng nồng độ theophylline Tăng tác dụng chống đông |
Linezolid |
Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (IRSS), thuốc ức chế enzyme monoamine oxidase (IMAO) |
Hội chứng serotonic |
Azithromycin Clarithromycin và erythromycin |
Nhôm, magie Thuốc chẹn kênh calci, Thuốc ức chế HMGCoA-reductase, ciclosporin, digoxin, theophyllin, warfarin, brom |
Giảm hấp thu azithromycin Tăng nồng độ và tác dụng của các thuốc dùng kèm macrolid |
Rifampicin |
Thuốc kháng acid Thuốc chống loạn nhịp, benzodiazepine, thuốc chẹn kênh calci, corticoid, digoxin, enalapril, methadone, phenytoin, tamoxifen, theophyllin, acid valproic, voriconazol, warfarin |
Giảm hấp thu rifampicin Giảm nồng độ hoặc tác dụng của các thuốc dùng kèm rifampicin |
Tetracyclin |
Nhôm, calci, sắt, magie, thuốc kháng acid, bismuth |
Giảm hấp thu tetracyclin |
Trimethoprim/Sulfamethoxazol |
Phenytoin Các sulfamid Warfarin |
Tăng nồng độ phenytoin Hạ đường huyết Tăng tác dụng chống đông |
NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN TRÁNH DÙNG KHÁNG SINH
- Nhiễm khuẩn tiết niệu không có triệu chứng
- Viêm phế quản cấp (hội chứng cúm và tình hình dịch tễ đang có dịch cúm)
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) mức độ 0 hoặc 1