Menu

Tư vấn tại quầy thuốc – Bệnh Ghẻ

Dịch: Nhóm dịch sách NCDLS

Nguồn: Alison Blenkinsopp, Paul Paxton and John Blenkinsopp (2014). Symptoms in the Pharmacy – A Guide to management of common illnesses 7th

Nhiễm bọ ghẻ Sarcoptes scabiei là nguyên nhân gây ngứa dữ dội, ngứa thường nặng hơn về đêm. Tình trạng ngứa do ghẻ có thể rất nặng và làm tổn thương da do gãi nhiều. Vì thế cần nắm rõ tiền sử bệnh ghẻ. Dịch ghẻ thường bùng phát từ 15 đến 20 năm 1 lầnsau đó lắng dịu, vì vậy các dược sĩ cần phải nắm được thời điểm bùng phát dịch.

Những điều dược sĩ cần biết

+Độ tuổi

  •  Trẻ sơ sinh, trẻ em, người lớn

+Triệu chứng

  •  Ngứa, phát ban
  •  Xuất hiện những hốc nhỏ trên da

+ Tiểu sử bệnh

+ Dấu hiệu nhiễm trùng

+Thuốc điều trị

Ý NGHĨA CỦA CÁC CÂU TRẢ LỜI 

Độ tuổi

Nhiễm bọ ghẻ có thể xảy ra tại bất kỳ độ tuổi nào từ trước thời kỳ sơ sinh. Dược sĩ cần nhận thấy rõ để chuyển ngay các trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cho bác sĩ nếu có nghi ngờ nhiễm bọ ghẻ.

Triệu chứng

Bọ ghẻ chui vào trong và sống ở dưới bề mặt da, gây phản ứng miễn dịch do lớp vỏ và dịch tiết của nó dẫn tới triệu chứng ngứa dữ dội, Ngứa dữ dộinặng hơn về đêm, có thể gây mất ngủ là những đặc điểm đặc trưng của bệnh ghẻ.

Các hốc nơi bọ ghẻ sống đôi khi chỉ là một đường xám nhỏ như sợi chỉ lồi lên, gợn sóng và dài khoảng 5-10mm. Vị trí tấn công của bọ ghẻ bao gồm kẽ các ngón tay, ngón chân, cổ tay, lách, kẽ mông và các vùng sinh dục. Người bệnh có thể bị phát ban nhưng không phải lúc nào cũng xuất hiện ở nơi bị lây nhiễm. Vết phát ban có thể nhỏthưa hoặc dày đặc và đỏ. Các mảng phát ban thường được tìm thấy ở quanh cơ hoành, nách, mông đít, bên trong bắp đùiquanh mắt cá chân.

Ở người trưởng thành, bệnh ghẻ hiếm bị ở da đầu và mặt, nhưng ở trẻ dưới 2 tuổi và người già, bệnh ghẻ ở đầu rất hay gặp, đặc biệt là sau vành tai.

Các hốc bọ ghẻ có thể không rõ ràng hoặc bị nhầm lẫn do các vết xước da do gãi. Bệnh ghẻ có thể có triệu chứng giống như các bệnh về da khác do không có triệu chứng đặc trưng. Tình trạng ngứa thường xảy ra trên diện rộng chứ không khu trú ở một vùng cụ thể nào . Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc yếu (như người già), bệnh ghẻ có những triệu chứng rất khác. Vùng da bị ghẻ có thể trở nên mỏng và giòn. Những con bọ nhỏ dưới lớp da giòn đó và bất kỳ vị trí nào nào nếu bị nứt ra sẽ lây nhiễm cho các vùng khác.

Lịch sử bệnh

Ngứa trong bệnh ghẻ có thể kéo dài nhiều tuần (6-8) hoặc lâu hơn ở những người chưa từng bị nhiễm ghẻ. Bọ ghẻ lây truyền thông qua sự tiếp xúc gần gũi giữa người với người , vì vậy phải khai thác xem bệnh nhân có bất kỳ người thân nào có triệu chứng tương tự hay không, ví dụ thành viên trong gia đình, bạn trai và bạn gái.

Dấu hiệu lây nhiễm

Trầy xước da có thể dẫn tới bong da, có thể xảy ra tình trạng tái nhiễm giống như bị bệnh chốc lở. Nếu có mủ vàng hoặc những vảy cứng thì đó là những yếu tố gợi ý cho hướng điều trị của bác sĩ.

Thuốc

Dược sĩ cần nắm được việc một thuốc điều trị nào đó đã được thử nghiệm hay chưa, nếu đã được thử nghiệm rồi thì cần có sự xác nhận. Cần thiết phải hỏi bệnh nhân về cách sử dụng thuốc để xác nhận xem thuốc đã được sử dụng đúng cách hay chưa do cách dùng không chính xác có thể dẫn tới thất bại trong điều trị. Sau khi điều trị thành công, ngứa trong bệnh ghẻ vẫn có thể tiếp tục trong vài ngày hoặc vài tuần, vì vậy, thực tế ngứa không giảm xuống không có nghĩa là điều trị không thành công.

Khi nào cần chuyển đi
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Da bị nhiễm
  • Thất bại điều trị
  • Triệu chứng không rõ ràng

ĐIỀU TRỊ

Có rất ít bằng chứng từ các thử nghiệm RCTs về thuốc điều trị bệnh ghẻ.. Kem Permethrin được chứng minh là hiệu quả với bệnh ghẻ và có thể dùng malathion thay thế permethrin. Có thể dùng phối hợp cả 2 thuốc , mỗi thuốc dùng cách nhau 7 ngày. Các dịch nước rửa được ưu tiên sử dụng hơn dạng cồn vì dạng cồn gây rát kích thích bong da sau đó. Giám sát chặt chẽ việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh ghẻ ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Thuốc được bôi toàn thân bao gồm cả cổ, mặt, da dầu và tai ở người lớn, đặc biệt chú ý tới các kẽ ngón tay, ngón chân và bàn chân, và ở dưới phần cuối các móng tay và móng chân.

Permethrin

Permethrin dạng kem được dùng trong điều trị bệnh ghẻ. Liệu trình đơn cho người lớn30-60 g kem (1-2 tuýp 30g). Thuốc được bôi toàn thân và để nguyên trong 8-18 tiếng trước khi rửa đi. Nếu nhỡ rửa tay bằng xà phòng và nước trong khoảng thời gian 8 tiếng khi sử dụng thì nên bôi lại. Việc giám sát là rất cần thiết khi sử dụng ở trẻ em dưới 2 tuổi và ở người già (độ tuổi 70 trở lên). Pemethrin có thể là nguyên nhân ngứa và đỏ da.

Malathion

Malathion là thuốc có hiệu quả trong điều trị bệnh ghẻ và chấy rận (chấy rận đầu). Một liệu trình đơn là 100 ml dùng cho toàn thân. Nước rửa có thể được rót vào trong bát và bôi lên da sạch khô, lạnh bằng một mảnh cotton. Nước rửa được giữ trên da trong 24 giờ, không tắm, sau đó rửa sạch đi. Nếu nhỡ rửa tay bằng xà phòng và nước trong vòng 24h thì nên xoa lại. Thuốc đôi khi gây kích ứng da. Theo dõi chặt chẽ việc dùng thuốc ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.

CÁC ĐIỂM ĐẶC BIỆT

  1. Tình trạng ngứa có thể tiếp diễn và tăng lên trong một vài ngày đầu tiên sau khi điều trị. Lý do là sự giải phóng các chất gây dị ứng từ các tế bào chết. Bệnh nhân cần hiểu rằng ngứa sẽ không thể hết ngay lập tức sau khi điều trị. Dạng kem Crotamiton hoặc dạng nước rửa có thể được dùng để làm giảm triệu chứng, cải thiện giúp da không bị bong tróc quá nặng. Một thuốc kháng histamin đường uống như promethazine có thể được xem xét nếu ngứa dữ dội.
  2. Các loại thuốc điều trị nên được bôi lên vùng da mát và khô. Tốt nhất là nên bôi thuốc ngay trước khi đi ngủ (tăng thời gian kem được hấp thu hoặc nước rửa khô hết). Vì tay là nơi rất dễ bị ghẻ nên không được rửa tay sau khi dùng thuốc và thoa lại thuốc nếu có rửa trong thời gian dùng thuốc.
  3. Tất cả các thành viên của gia đình hoặc người giúp việc nhà đều nên được điều trị, tốt nhất là cùng một lúc. Vì tình trạng ngứa do ghẻ có thể không xảy ra ngay mà tăng dần trong vài tuần sau lây nhiễm nên mọi người có thể đã bị lây ghẻ dù không có triệu chứng gi. Người ta cho rằng bệnh nhân có thể không có triệu trứng gì cho tới 8 tuần sau khi bị lây. Thời kỳ ủ bệnh của bọ ghẻ là 3 tuần, vì vậy sự tái lây bọ có thể xảy ra từ các thành viên khác trong gia đình hoặc người giúp việc.
  4. Bọ ghẻ chỉ có thể sống khoảng 1 ngày sau khi rời khỏi vật chủ nên sự lây nhiễm thường xảy qua sự tiếp xúc gần gũi giữa người với người. Ngoài ra có thể xảy ra sự tái lây bọ từ ga giường hoặc quần áo và tình trạng này có thể được phòng tránh bằng việc giặt giũ ở nhiệt độ tối thiểu 50°C sau khi điều trị.
  5. Một số lây nhiễm bọ khác bao gồm bọ ghẻ do bọ chétrệp từ thú nuôi. Bọ chét từ thú nuôi là một nguyên nhân hay gặp, trên da bệnh nhân có thể có các lỗ nhỏ và đỏ, thường ở phần dưới chânmắt cá chân là những nơi nơi có sự tiếp xúc với thú nuôi. Vấn đề có thể được phát hiện nếu xem xét thú nuôi chó hoặc mèo gần đây có bị lây nhiễm bọ hay không hay chúng đã được dùng các thuốc trừ bọ hay chưa. Việc kiểm tra bọ chét thường xuyên và dùng thuốc trừ bọ sẽ phòng ngừa sự lây nhiễm bọ xảy ra trong tương lai. Hiện nay có rất nhiều các sản phẩm có thể dùng cho cả thú nuôi hoặc giường và thảm. Điều trị lần 2 nên được thực hiện 2 tuần sau lần điều trị đầu để triệt để diệt bất kỳ con bọ đã nở sau lần điều trị đầu. Vết cắn bọ chét có thể được điều trị với hydrocortison dùng ngoài ở mọi đối tượng trên 10 tuổi .Ngoài ra, thuốc trị ngứa như crotamiton (cùng hoặc không cùng hydrocortisone) hoặc kem calamine cũng có thể được khuyến cáo.

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.