Menu

Statin, Fibrate giảm thiểu nguy cơ bệnh võng mạc do đái tháo đường

Link: https://www.medscape.com/viewarticle/902675#vp_1

Người dịch: SV. Trần Hồ Mai Ca, lớp Dược K40, ĐH Y Dược Cần Thơ

Hiệu đính: DS. Nguyễn Quỳnh Anh

 

Việc dùng thuốc hạ lipid máu  fibrate, bao gồm fenofibrate (Lipidil, Abbott) và Statin không chỉ làm giảm tần suất phát sinh bệnh võng mạc ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 mà còn cần thiết cho việc chữa trị ở những bệnh nhân đã xuất hiện bệnh lý, một nghiên cứu thực tế ở Nhật Bản đã chỉ ra điều này.

Ryo Kawasaki, Bác sĩ, Thạc sĩ y tế công cộng, Tiến sĩ, khoa Công nghệ thông tin y học, ĐH Y khoa Osaka, Nhật Bản và cộng sự đã phân tích hồi cứu dữ liệu bằng chứng sức khỏe trên hầu hết 85.000 bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Kết quả được xuất bản trên tập san tháng 10 “Đái tháo đường, béo phì và chuyển hóa” cho thấy tần suất phát sinh bệnh võng mạc  do đái tháo đường giảm xuống khoảng 23% khi dùng thuốc hạ lipid máu, fibrate và statin có hiệu quả tương tự nhau.

Và sự cần thiết điều trị bệnh võng mạc  do đái tháo đường bằng bất kỳ phương pháp nào ở bệnh nhân đã mắc phải biến chứng giảm xuống 35% khi dùng thuốc hạ lipid, và sự cần thiết  quang đông võng mạc laser, cắt pha lê thể dịch giảm xuống lần lượt 35% và 52%.

Kết quả theo dữ liệu từ nghiên cứu ACCORD cho thấy sự kết hợp fenofibrate với statin giảm tốc độ tiến triển bệnh võng mạc do đái tháo đường, và một phân tích từ nghiên cứu FIELD cho  thấy fenofibrate làm giảm sự cần thiết của việc điều trị laser trong bệnh võng mạc do đái đường (Lancet.2007;370:1687-1697).

Thực vậy, trong năm 2013, fenofibrate  là thuốc đầu tiên, và là thuốc duy nhất cho đến nay, được chấp thuận tại một thị trường lớn là Úc – làm giảm tốc độ xuất hiện bệnh võng mạc do đái tháo đường ở bệnh nhân đái tháo đường type 2.

Tuy nhiên, Kawasaki lưu ý rằng mặc dù “ fenofibrate đơn độc hoặc kết hợp với statin cho thấy khả năng giảm nguy cơ tiến triển, vẫn chưa có bằng chứng sáng tỏ thuốc hạ lipid máu có lợi đối với bệnh võng mạc do đái tháo đường hay không”.

Ông đã nói với Medscape Medical News: “Nghiên cứu của chúng tôi đề xuất rằng thuốc hạ lipid máu có tác dụng có lợi cho cả sự khởi phát và tiến triển của bệnh võng mạc do đái tháo đường.”

Tuy nhiên, ông bổ sung “Đây là một nghiên cứu quan sát và bị giới hạn bằng dữ liệu bằng chứng sức khỏe mà không có số liệu định lượng lâm sàng như lượng đường huyết hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh võng mạc do đái tháo đường” và ông đề xuất nhiều nghiên cứu hơn cho đề tài hứa hẹn này.

Thử nghiệm lâm sàng rất cần thiết, nhưng đầy thách thức, đối với Fibrate trong bệnh võng mạc do đái tháo đường.

Kawasaki nhấn mạnh rằng những nghiên cứu hiện tại không rõ ràng liệu những tìm kiếm có thể quy cho ảnh hưởng chuyên biệt của fenofibrate hay không, hay nhóm fibrate nói chung, bởi vì “chúng ta đã không chia tách fenofibrate với các loại fibrate khác, chủ yếu vì số lượng bệnh nhân tương đối nhỏ.”

Tuy nhiên, ông ấy nói rằng các thuốc nhóm fibrate hay fenofibrate nói riêng, “có thể gây tác dụng đa hướng ngoài tác dụng giảm lipid máu, chúng tôi mong muốn mảng nghiên cứu này trở nên sôi nổi hơn”.

Ông ấy đưa ra những chấp thuận gần đây ở Nhật Bản với pemafibrate (Parmodia, Kowa Company), là thuốc điều biến thụ thể alpha kích hoạt sao chép trên nhân tế bào (PPAR-α) chọn lọc hơn nhóm fibrate cổ điển.

“Đây có thể là lợi ích tiềm năng cho bệnh võng mạc  do đái tháo đường” Ông nói, “vì thế, chúng tôi tin rằng một nghiên cứu lâm sàng sẽ xác thực điều đó”.

Kawasaki bổ sung rằng việc ngăn ngừa bệnh võng mạc do đái tháo đường bằng thuốc hạ lipid máu “khá hứa hẹn về mặt lý thuyết và có bằng chứng lâm sàng ủng hộ; tuy nhiên đây cũng là một thách thức để tiến hành thử nghiệm mới cho thấy tác dụng của statin/fibrate trên đa phần bệnh nhân đái tháo đường đã được chỉ định những nhóm thuốc này.”

Hạ lipid máu giảm nguy cơ xuất hiện bệnh võng mạc do đái tháo đường trong thực tế

Ông và những đồng tác giả nói rằng, mặc dù có sự giảm thiểu nguy cơ và tần suất bệnh võng mạc do đái tháo đường ở các nước phát triển, và việc quản lý hiệu quả mức đường huyết và huyết áp có thể ngăn ngừa hoặc trì hoãn căn bệnh này, nhưng vẫn còn một nguy cơ tiềm ẩn còn sót lại.

Nguy cơ này liên quan đến rối loạn mỡ máu, đặc biệt là mức cholesterol và triglyceride cao, mặc dù họ lưu ý những bằng chứng cho nhận định này còn chưa thuyết phục và vững vàng như bằng chứng đối với bệnh thận do đái tháo đường.

Và dữ liệu trong đây chủ yếu từ những thử nghiệm lâm sàng, họ thiết kế để đánh giá xem thuốc hạ lipid có giảm nguy cơ bệnh võng mạc  do đái tháo đường hay không và sự cần thiết điều trị trong phác đồ thực tế.

Họ  thu thập thông tin từ hệ thống dữ liệu sức khỏe của Trung Tâm Dữ Liệu Y Khoa Nhật Bản, Tokyo, trên những người lớn được chẩn đoán  đái tháo đường type 2 hoặc  đái tháo đường không rõ dạng và có một chỉ định thuốc hạ glucose từ 2005 đến 2017.

Họ chia dữ liệu thành giai đoạn cơ sở từ 2005 đến 2013 và giai đoạn kế tiếp từ 2014 đến 2017.

Những người tham gia được chia vào hai nhóm đoàn hệ: một nhóm không mắc bệnh võng mạc do đái tháo  đường trong suốt giai đoạn cơ sở để xem xét nguy cơ phát sinh bệnh võng mạc do đái tháo đường suốt giai đoạn kế tiếp và nhóm thứ hai bao gồm những cá thể mắc bệnh võng mạc do đái tháo đường trong giai đoạn cơ sở. Nhóm sau được tuyển chọn nhằm đánh giá nguy cơ phù hoàng điểm và việc điều trị bệnh võng mạc do đái tháo đường trong giai đoạn kế tiếp.

Nhóm nghiên cứu báo cáo có 69,070 cá thể trong nhóm 1.

Trong này, 20.9% được chỉ định statin chuẩn như simvastatin hoặc pravastatin, và 79.1% sử dụng statin “mạnh”, bao gồm artovastatin và rosuvastatin. Thêm nữa, 54.4% được chỉ định bezafibrate và 45.5% fenofibrate.

Bệnh nhân được cho thuốc hạ lipid máu đa phần là phụ nữ và người cao tuổi, có khoảng thời gian mắc bệnh đái tháo đường dài, mắc nhiều bệnh, và được chữa trị bằng insulin, thuốc hạ áp, thuốc chống đông hơn đáng kể so với những người không được chỉ định thuốc (P < 0.001 cho tất cả).

Suốt 3 năm sau đó, 7110 người mắc bệnh võng mạc do đái tháo đường.

Thuốc hạ lipid máu có liên quan đáng kể đến việc giảm khả năng phát sinh bệnh võng mạc do đái tháo đường, với 7.4% bệnh nhân được chữa trị bằng thuốc có xuất hiện biến chứng so với 11.4% bệnh nhân không được chữa trị (P < 0.001).

Phân tích hồi quy logistic cho thấy thuốc hạ lipid máu có liên quan đáng kể đến việc giảm nguy cơ bệnh võng mạc  do đái tháo đường tiến triển với tỷ số chênh (OR) là 0.77 (P < 0.001).

Cả statin và fibrate đều có mối liên hệ tách biệt, độc lập liên quan tới việc giảm nguy cơ bệnh võng mạc do đái tháo đường với OR lần lượt là 0.79 (P < 0.001) và 0.78 (P < 0.003).

Khả năng cần thiết điều trị nếu bệnh nhân mắc bệnh võng mạc do đái tháo đường

Trong nhóm đoàn hệ thứ hai, 15,738 cá thể được chọn từ dữ liệu của những người mắc bệnh võng mạc do đái tháo đường trong giai đoạn cơ sở. Trong đó, 347 người phát triển phù hoàng điểm trong 3 năm, với tỉ lệ 1.2% bệnh nhân được điều trị bằng thuốc hạ lipid  so với 2.7% số người không được chữa trị. (P < 0.001).

Thuốc hạ lipid máu có liên quan  đến giảm đáng kể nguy cơ phát triển phù hoàng điểm trong giai đoạn kế tiếp, OR = 0.41 (P < 0.001), dùng riêng Statin (OR, 0.38; P < 0.001) và dùng riêng fibrate (OR, 0.27; P = 0.04).

Bệnh nhân mắc bệnhvõng mạc do đái tháo đường được điều trị bằng thuốc hạ lipid cũng ít hơn đáng kể so với bệnh nhân không được sử dụng thuốc điều trị có liên quan đến bệnh võng mạc do đái tháo đường nói chung (P < 0.001), cụ thể là phương pháp quang đông võng mạc laser (P < 0.001), phẫu thuật cắt pha lê thể (P = 0.007).

Thuốc hạ lipid máu nói chung có liên quan đáng kể với sự giảm nguy cơ phải điều trị bệnh võng mạc  do đái tháo đường, với OR = 0.65 (P = 0.002), cũng như riêng nhóm Statin (OR, 0.62; P = 0.001) và nhóm fibrate (OR, 0.41; P = 0.018).

Nhìn chung, mặc dù thuốc hạ lipid máu có liên quan với giảm nguy cơ phải điều trị bằng quang đông võng mạc laser, với OR = 0.65 (P = 0.013), chỉ có statin nói riêng, có liên quan đến sự giảm nguy cơ đáng kể (OR, 0.56; P = 0.04).

Kết quả tương tự cũng được quan sát với phẫu thuật cắt pha lê thể.

Lưu ý kết quả có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây nhiễu do bản chất của nguồn dữ liệu, nhóm nghiên cứu  cho biết: “Những phát hiện này trùng với kết quả thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân võng mạc  do đái tháo đường cần phải điều trị.”

“Khảo sát của chúng tôi đã mở rộng hơn về khả năng thuốc hạ lipid máu có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh võng mạc do đái tháo đường và giảm sự cần thiết điều trị liên quan đến bệnh võng mạc do đái tháo đường khi mắc bệnh đái tháo đường trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.”

Nghiên cứu được hỗ trợ bởi quỹ trợ cấp nghiên cứu khoa học của Novartis Pharma và Pfizer, Nhật Bản. Tác giả báo cáo không có mối liên hệ về tài chính.

 

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.