Góc review sách: Users’ Guides to the Medical Literature
DS. Dương Ngọc Công Khanh
Blog: Link
Hồi còn học đại học mình hay nghĩ: Khi tìm một thông tin y khoa hay câu hỏi nghiên cứu gì, mình thấy có rất nhiều rất nhiều nghiên cứu được publish, đôi khi mình không biết nó đáng tin cậy không nữa? Lúc đó, mình hay dựa vào thang phân bậc y học chứng cứ (Hierachy of Evidence based Medicine) và mình nghĩ đáng tin cậy nhất theo thứ tự là phân tích gộp (meta-analysis), systematic reriew, Randomised control trials (RCT),…Nhưng giờ mình mới biết chưa chắc một nghiên cứu RCT đã đáng tin cậy hơn một nghiên cứu quan sát (observational study). Lúc đó mình không hề biết đặt những câu hỏi khi gặp một nghiên cứu để phân tích nghiên cứu này thuộc loại nào? khi gặp dạng nghiêu cứu này cần đặt những câu hỏi gì để biết phương pháp làm có đúng không? điểm mạnh là gì? yếu là gì? và có đáng tin không? nếu tin được thì cần lấy ra những kết quả gì? và những kết quả này có áp dụng lên bệnh nhân trong những tình huống của mình hay không? Hàng loạt những câu hỏi như vậy để xem xét một nghiên cứu người ta thường gọi là critical appraisal. Và mình được học critical appraisal trong môn “Evidence-based Medicine” trong học kỳ 1. Giáo trình chính để học môn này là quyển “Users’ Guides to the medical literature”, có 2 ấn bản. Ấn bản đầy đủ là quyển “Users’ Guides to the medical literature. A manual for evidence-based clinical practice”, còn một ấn bản khác lượt ra những chương trọng yếu là “Users’ Guides to the medical literature. Essentials of evidence-based clinical practice”.
Khi gặp phải một tình huống lâm sàng: Cách thức bạn đặt ra câu hỏi để có thể trả lời được như thế nào (Ask)? Thứ tự các nguồn thông tin bạn tiếp cận sẽ ra sao (Acquire)? Và khi chọn một nghiên cứu để đọc, bạn sẽ đặt ra loạt câu hỏi gì để đánh giá độ tin cậy của nghiên cứu đó, tin được không, ở mức độ nào, điểm mạnh, yếu là gì (Appraise)? Những kết quả nào nên lấy ra từ nghiên cứu đó, và kết quả đó có áp dụng đối với bệnh nhân ở tình huống lâm sàng của mình hay không (Apply)?
Quyển sách sẽ hướng dẫn bạn một cách hệ thống để trả lời các câu hỏi trên, từng chương là cách critical appraisal tùy theo 4 dạng câu hỏi nghiên cứu chính câu hỏi về chẩn đoán (diagnosis), điều trị (therapy), tiên lượng (prognosis) hay tác hại (harm). Ngoài ra còn có một số chương tìm kiếm dữ liệu (finding the evidence), systematic review, etc.
Để dễ tiếp cận, đầu tiên bạn nên đọc quyển Essentials trước, sau đó đọc quyển Manual nếu bạn cần thêm một số chương về Network Meta-analysis sẽ đỡ có cảm giác ngán hơn.
Trong thời đại evidence-based medicine hiện nay, chúng ta bị bao vây bởi hàng trăm nghìn nghiên cứu, ai cũng trích dẫn nghiên cứu, nhà nhà nói nghiên cứu, người người nói nghiên cứu, quyển sách này mình nghĩ phần nào giúp chúng ta hết hoang mang và như một công cụ giúp chúng ta tỉnh táo để phân biệt vàng thau.
Chúc bạn có những kiên thức thú vị từ quyển sách này.