Menu

Công cụ Vi-Med® hỗ trợ Xem xét sử dụng thuốc

Công cụ Vi-Med® được thiết kế để hỗ trợ dược sĩ lâm sàng trong quá trình xem xét sử dụng thuốc (medication review) gồm 3 biểu mẫu:

M1 – để thu thập thông tin của bệnh nhân

M2 – để dược sĩ lâm sàng ghi các phân tích của mình: phát hiện các vấn đề dùng thuốc  (drug-related-problem) và đề xuất can thiệp dược (pharmacist intervention)

M3 – mặt trước để lưu can thiệp dược (mỗi mẫu M3 chỉ lưu 01 can thiệp dược, nếu nhiều CTD thì lưu thành nhiều tờ), mặt sau trình bày ngắn gọn 8 loại vấn đề dùng thuốc (DRP) cùng định nghĩa/miêu tả/ví dụ để hỗ trợ dược sĩ rà soát.

Download 3 biểu mẫu M1, M2, M3 của công cụ Vimed: https://drive.google.com/open?id=0Bx4vzBSUjB4eQUtNMV9KNzQ3bW8

Công cụ Vi-Med đã được thẩm định với kết quả tốt (xem Abstract Anh – Việt bên dưới).

Development and validation of the Vi – Med® tool

to support medication review in hospitals

Hoang Tra Linh 1, Vo Thi Ha2,3

1Pharmacy department, Vinmec Danang Hospital

2Faculty of Pharmacy, Hue University of Medicine and Pharmacy.
3Pharmacy department, Hue University Hospital

Purpose
One among reasons that make medication review (MR) infrequently be conducted by clinical pharmacists in Vietnam is the lack of supporting tools. This study aimed to develop and validate a tool for supporting MR in hospitals in Vietnam.

Methods

A panel of eight clinical pharmacists from eight hospitals used the Vi – Med® tool including three forms: Form 1 for patient information collection, Form 2 for drug review and Form 3 for documentation of a pharmacist intervention (PI). The tool contains six types of drug-related-problems (DRPs) and seven types of PIs. They were asked to categorize independently a set of 30 scenarios of PIs into one appropriate type of DRPs and of PIs. The level of concordance between six pharmacists was assessed by percentage of agreement (%) and Cohen’s kappa score (κ). The user-friendliness of the tool using the 4-point Likert scales was assessed as well.
Results
The level of concordance was “substantial” for DRPs (80.4% agreement and κ = 0.76) and “almost perfect” for PIs (87.6% agreement and κ = 0.83). All pharmacists were “satisfied” or “very satisfied” with the tool, and would “probably” or “certainly” use it in daily practice.
Conclusion

The level of concordance between users and user-friendliness can be considered as satisfactory, allowing the use of the tool in daily clinical pharmacy practice. The developed instrument is the first one which was validated for supporting MR in hospitals in Vietnam.

Keywords: Medication review tool, pharmacist intervention

 

Xây dựng và thẩm định công cụ Vi – Med® hỗ trợ xem xét sử dụng thuốc tại bệnh viện

Hoàng Trà Linh1, Võ Thị Hà 2,3

  1. Khoa Dược, BV Vinmec Đà Nẵng
  2. Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược Huế
  3. Khoa Dược, BV Đại học Y Dược Huế

Mục tiêu: Một trong những lý do khiến cho xem xét sử dụng thuốc (XXSDT) không được tiến hành thường xuyên bởi dược sĩ lâm sàng tại Việt Nam là do thiếu công cụ hỗ trợ. Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng và thẩm định công cụ hỗ trợ XXSDT tại các bệnh viện Việt Nam.

Phương pháp: Nhóm chuyên gia gồm 6 dược sĩ lâm sàng từ 6 bệnh viện đã sử dụng bộ công cụ Vi – Med® gồm 3 biểu mẫu: Mẫu 1 để Thu thập thông tin bệnh nhân, Mẫu 2 để Phân tích sử dụng thuốc và Mẫu 3 để lưu Can thiệp dược (CTD). Bộ công cụ xây dựng phân loại các vấn đề sử dụng thuốc (VĐSDT) thành 8 loại và CTD thành 7 loại. Nhóm chuyên gia được yêu cầu phân loại một cách độc lập 30 tình huống can thiệp dược theo loại VĐSDT và loại CTD thích hợp. Mức độ đồng thuận giữa 6 dược sĩ được đánh giá bằng tỉ lệ phần trăm đồng thuận (%) và chỉ số Cohen’s Kappa (κ). Mức độ hài lòng cũng được đánh giá bằng thang đo Likert 4 điểm.

Kết quả: Mức độ đồng thuận khi phân loại VĐSDT là “Tốt” (80.4% đồng thuận và κ = 0.76) và đối với phân loại CTD là “Gần như hoàn hảo” (87.6% đồng thuận và κ = 0.83). Tất cả 6 dược sĩ đều đánh giá là “Hài lòng” hoặc “Rất hài lòng” với bộ công cụ và “Có thể” hoặc “Chắc chắn” sử dụng công cụ cho thực hành lâm sàng tại bệnh viện mình.

Kết luận: Mức độ đồng thuận tốt và mức độ hài lòng cao với bộ công cụ Vi-Med® cho phép công cụ này được sử dụng trong thực hành lâm sàng hằng ngày. Đây là công cụ đầu tiên hỗ trợ XXSDT tại bệnh viện Việt Nam đã được thẩm định.

Từ khóa: công cụ xem xét sử dụng thuốc, can thiệp dược

Công cụ Vi-Med được thiết kế bởi nhóm nghiên cứu DS. Hoàng Trà Linh, TS.DS. Võ Thị Hà. Mọi thông tin thêm xin liên hệ [email protected].

One Comment

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.