Menu

Đau họng và những thông tin cần biết

Trích từ cuốn sách “Sổ tay tư vấn dành cho dược sĩ nhà thuốc – 30 triệu chứng thông thường” của TS.DS. Võ Thị Hà

Giới thiệu ·         Đau họng là tình trạng khó chịu, đau hoặc ngứa vùng họng gây nuốt khó và đau. Khi bị đau họng, họng thường đỏ, đau, có cảm giác khó chịu. Đau họng là triệu chứng chính của viêm họng, một tình trạng gây sưng ở thành sau họng.

·         Nguyên nhân thường gặp là do cảm lạnh thông thường, cúm hoặc virus, một số trường hợp có thể do vi khuẩn gây ra như liên cầu nhóm A.

·         Hầu hết đau họng là tự khỏi và sẽ đỡ hơn trong vòng 7 – 10 ngày.

Các câu hỏi dành cho bệnh nhân ·         Dấu hiệu bất thường là gì ?

·         Bị từ khi nào ?

·         Yếu tố khởi phát bệnh ?

·         Đã được chẩn đoán và điều trị gì trước đây ?

Triệu chứng ·         Lạnh, nghẹt mũi, ho

·         Khó nuốt

·         Khàn tiếng

·         Sốt

Trường hợp cần đi khám bác sĩ ·         Đau họng kéo dài 1 tuần hoặc hơn

·         Kèm sốt rất cao

·         Kèm dịch có màu hoặc lẫn máu

·         Có những cơn nhiễm trùng tái phát

·         Khàn tiếng kéo dài 3 tuần hoặc hơn

·         Khó khăn trong việc nuốt (Khó nuốt)

·         Dùng thuốc thất bại sau 1 tuần

·         Trên bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch (đái tháo đường, dùng hoá trị, HIV…)

Điều trị

·         Đau họng gây bởi virus thường kéo dài 5-7 ngày và không cần điều trị. Tuy nhiên, có thể dùng một số thuốc OTC để giảm triệu chứng.

·         Thuốc giảm đau, hạ sốt: Paracetamol, ibuprofen, aspirin, naproxen. Với trẻ em dưới 18 tuổi không nên dùng aspirin.

·         Thuốc dùng trong viêm và loét miệng: amylmetacresol, benzalkonium chloride, tyrothricin.

·         Viên ngậm: có thể dùng các viên ngậm/kẹo ngậm cứng giúp kích thích tuyến nước bọt để làm dịu họng. Nhưng không nên dùng cho trẻ dưới 4 tuổi vì có nguy cơ nghẹt thở.

·         Thuốc kháng histamin: với đau họng do nguyên nhân dị ứng, thuốc kháng histamin OTC có thể giúp làm giảm triệu chứng chảy dịch mũi sau (dịch chảy từ xoang xuống họng – postnasal drip) (xem bàiViêm mũi dị ứng).

·         Thuốc kháng acid hay ức chế bơm proton OTC: có thể được dùng nếu đau họng do trào ngược acid từ dạ dày lên họng làm đau họng.

·         Kháng sinh: nếu đau họng gây ra bởi vi khuẩn thì bác sĩ sẽ kê kháng sinh (như nhóm beta-lactam hay macrolid). Dược sĩ cần tư vấn bệnh nhân uống đủ liệu trình kháng sinh kể cả khi triệu chứng đã cải thiện. Theo dõi tác dụng phụ khi dùng kháng sinh là tiêu chảy. Nếu xuất hiện tiêu chảy có thể khuyên dùng các thuốc trị tiêu chảy OTC.

Các lời khuyên ·         Súc họng bằng nước muối ấm mỗi tối trước khi đi ngủ, sau khi đánh răng để sát khuẩn họng và miệng.

·         Không hút thuốc, uống rượu.

·         Không nên uống nước đá, đồ uống lạnh, tắm nước lạnh, ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp.

·         Ăn các thực phẩm thanh đạm, dễ tiêu hoá, cùng các thực phẩm chứa nhiều nước, mềm, có tác dụng thanh nhiệt.

·         Nên ăn nhiều rau quả có chứa vitamin C và các thực phẩm giàu collagen và elastin như móng lợn, sữa, các loại đậu, gan động vật, thịt nạc…

·         Uống nhiều nước, không nên uống nước chè quá đặc, hạn chế các thực phẩm gây kích thích như tiêu, ớt…

Tài liệu tham khảo 1.      Guido R. Zanni, PhD (2014). Treating Sore Throat. Pharmacytime

2.      Mayo Clinic (2017). Sore throat.

3.      NHS.UK (2017).Sore throat.

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.