Menu

Tư vấn tại quầy thuốc – Ho

Dịch: Nhóm dịch sách Các triệu chứng ở nhà thuốc của NCDLS

Nguồn: Alison Blenkinsopp, Paul Paxton and John Blenkinsopp (2014). Symptoms in the Pharmacy – A Guide to management of common illnesses 7th.

 

Ho là một phản ứng bảo vệ cơ thể xuất hiện khi đường thở bị kích thích hay tắc nghẽn. Mục đích của ho là làm sạch đường dẫn khí để hoạt động hô hấp có thể trở lại bình thường. Biểu hiện ho phần lớn được gây ra bởi sự nhiễm khuẩn đường hô hấp trên do virus. Chúng thường xuất hiện kèm với các triệu chứng khác của cảm. Bằng chứng ủng hộ việc sử dụng thuốc ức chế ho hoặc long đờm không mạnh, tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn cảm thấy thuốc có hiệu quả.

Điều cần biết
– Tuổi (xấp xỉ) : Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn

– Thời gian dùng thuốc

– Bản chất của ho: Ho khan hay có đờm

– Các triệu chứng kèm theo:

  • Cảm, viêm họng, sốt
  • Ho ra đờm
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Thở khò khè

– Tiền sử

  • COPD (viêm phế quản mạn tính, tràn khí màng phổi, bệnh tắc nghẽn đường thông khí mạn tính)
  • Hen phế quản
  • Đái tháo đường
  • Bệnh tim
  • Trào ngược dạ dày- thực quản
  • Thói quen hút thuốc

•      Thuốc dùng hiện nay

 

NHỮNG CÂU HỎI VÀ CÂU TRẢ LỜI QUAN TRỌNG

Tuổi

Việc xác định bệnh nhân là ai- trẻ nhỏ hay người lớn – sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn cách điều trị và  có cần thiết phải đi khám bác sỹ không.

Thời gian điều trị 

Phần lớn, các trường hợp ho sẽ tự hết và trở nên tốt hơn trong vòng vài ngày cho dù có điều trị hay không. Nói chung, 1 đợt ho kéo dài hơn 2 tuần không cải thiện thì nên gặp bác sĩ đề thăm dò thêm.

Các bệnh nhân thường quan tâm đợt ho sẽ kéo dài đến bao giờ, với họ, đó sẽ 1 khoảng thời gian dài.  Họ có thể lo lắng rằng ho không khỏi nghĩa là họ đã mắc một căn bệnh nặng.

Bản chất của ho

Ho khan, ho kích ứng

Trong trường hợp ho khan, không có đờm tiết ra. Những cơn ho như thế này thường do nhiễm virus và tự khỏi.

Ho có đờm (chesty or loose)

Đờm thường được tiết ra. Chính sự bài tiết đờm quá mức dẫn đến ho. Tình trạng này có thể do kích thích đường thở bởi nhiễm khuẩn, dị ứng, vv…, hay khi hệ vi nhung mao không hoạt động bình thường (ví dụ ở những người hút thuốc). Đờm không màu (trong hoặc hơi trắng) là đờm không bị nhiễm khuẩn và được xem như là trường hợp chất nhày bình thường.

Đôi khi đờm có màu là biểu hiện cho sự nhiễm trùng như bệnh viêm phế quản, viêm phổi và cần đến gặp bác sĩ.Trong những trường hợp này, đờm được mô tả là đặc quánh, có màu xanh, màu vàng hay  màu gỉ sắt,và tình trạng bệnh nhân xấu hơn  có thể có sốt, run rẩy và toát mồ hôi. Đôi khi có máu xuất hiện trong đờm (bệnh ho ra máu), màu có thể từ hồng đến đỏ đậm. Ho ra máu có thể  chỉ đơn giản do vỡ mao mạch sau 1 cơn ho dữ dội của 1 đợt nhiễm trùng cấp, nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo  những bệnh nghiệm trọng hơn. Khi bệnh nhân ho ra máu, cần phải đi khám ngay.

Thông thường, không chỉ định kháng sinh cho viêm phế quản cấp ở bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh trước đó. Phần lớn các trường hợp viêm phế quản cấp được gây ra bởi virus, vì vậy kháng sinh không có tác dụng. Hai  nghiên cứu tổng quan hệ thống đã nhận thấy  sử dụng kháng sinh cho viêm phế quản cấp  chỉ đem lại lợi ích rất nhỏ, chỉ có thể làm giảm thời gian điều trị khoảng nửa ngày. Một số người mắc bệnh hen có xu hướng tiến triển thành viêm phế quản co thắt khi nhiễm virus đường hô hấp.  Ở những bệnh nhân này, có thể điều trị bằng các thuốc dạng hít hoặc khí dung thường dùng trong điều trị hen.

Nếu một người bị viêm phế quản lặp lại qua nhiều năm, họ có thể mắc COPD (biểu hiện: ho mạn tính, có đờm, khó thở, khò khè, với yếu tố nguy cơ như hút thuốc, khi những nguyên nhân khác của ho mạn tính đã được loại bỏ). Vì vậy việc hỏi bệnh cẩn thận là quan trọng để xác định điều này.

Có 1 sự thống nhất chung rằng  nên cân nhắc kê kháng sinh cho người cao tuổi, bệnh nhân có giảm khả năng đề kháng với nhiễm khuẩn, có sẵn bệnh lý mắc kèm (như đái tháo đường hay suy tim)  Hoặc khi tình trạng lâm sàng xấu đi.

Trường hợp suy tim và hẹp van 2 lá, đờm đôi khi có màu hồng và có bọt hoặc có màu đỏ tươi. Triệu chứng xác định là khó thở (đặc biệt là khi ngủ vào ban đêm) và sưng mắt cá chân.

Bệnh lao

Cho dù đã từng được coi là căn bệnh của quá khứ, số lượng ca mắc bệnh lao ngày càng tăng lên ở Anh và ngày càng có nhiều lo ngại về các chủng lao kháng thuốc. Ho mạn tính và ho ra máu kèm sốt, ra mồ hôi trộm là những triệu chứng cơ bản. Bệnh lao là 1 bệnh phổ biến ở người nghèo và đặc biệt ở những khu vực kém phát triển. Ở Anh, phần lớn ca lao phổi gặp ở nhóm các dân tộc thiểu số, đặc biệt là người gốc Ấn và người gốc Phi. nhiễm virus HIV làm suy giảm miễn dịch ở người là 1 yếu tố nguy cơ đáng kể cho sự phát triển của bệnh lao phổi.

Bệnh viêm thanh-khí quản cấp

Bệnh thường xảy ra ở những trẻ sơ sinh. Tiếng ho khô rát. Bệnh phát triển khoảng 1 ngày sau  khi xuất hiện của các triệu chứng giả cảm.Triệu chứng kèm theo thường có khó thở và tiếng thở khò khè ở thì hít vào. Với những trường này thì đến gặp bác sĩ chuyên khoa là việc cần thiết.

Ho gà (ho lâu ngày)

Ho gà bắt đầu với triệu chứng sổ mũi. Dấu hiệu đặc trưng của ho gà là không biểu hiện trong giai đoạn đầu của sự nhiễm khuẩn. Tiếng ho gà xuất hiện khi bệnh nhân thở sau cơn ho bộc phát. Các cơn ho gây khó khăn trong việc thở và tiếng ho gà biểu hiện cho hiện tượng thở gắng sức. Với những trường hợp này thì đến gặp bác sĩ chuyên khoa là cần thiết.

Các triệu chứng kèm theo

Cảm, viêm họng và sổ mũi có thể kèm theo ho. Thường thì có sốt và có biểu hiện đau mỏi cơ. Triệu chứng này xuất hiện khi nhiễm virus và sẽ tự khỏi. Đau ngực, khó thở, hoặc thở khò khè là những biểu hiện cho thấy cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Chảy nước mũi

Chảy nước mũi là 1 nguyên nhân phổ biến của ho.và có thể là do viêm xoang.

Tiền sử

Một số loại thuốc ho không nên sử dụng ở những bệnh nhân đái tháo đường, và những người có tiền sử bệnh tim hay tăng huyết áp. (xem trang 40)

Viêm phế quản mạn tính

Việc hỏi bệnh có thể tìm ra  tiền sử bệnh viêm phế quản mạn tính đã được bác sỹ chỉ định kháng sinh. Trong tình huống này,  có thể điều trị thêm với thuốc ho thích hợp  Bệnh hen suyễn

Ho lặp lại thường kì vào ban đêm là dấu hiệu cho biết bệnh hen, đặc biệt là ở trẻ em, và nên được đưa đến bác sĩ. Bệnh hen đôi khi có thể biểu hiện giống như ho mạn tính không kèm tiếng thở khò khè. Nên hỏi bệnh nhân tiền  sử gia đình về bệnh chàm, dị ứng theo mùa và bệnh hen. Những bệnh nhân có tiền sử gia đình như vậy có xu hướng ho kéo dài hơn sau khi mắc nhiềm khuẩn đường hô hấp trên.

Bệnh tim mạch

Ho có thể là 1 triệu chứng của bệnh tim (xem trang 65). Nếu có tiền sử về bệnh tim, đặc biệt với 1 đợt ho dai dẳng thì nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa.

Trào ngược dạ dày- thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản có thể là nguyên nhân gây ra ho. Đôi khi sự trào ngược không có triệu chứng nào ngoài ho ra. Một số bệnh nhân cảm nhận được acid tràn vào họng họ vào ban đêm khi ngủ.

Thói quen hút thuốc

Hút thuốc sẽ làm tăng mức độ nặng của cơn ho và có thể gây ra ho do kích ứng phổi. 1/3 số người hút thuốc thời gian dài sẽ tiến triển thành ho mạn tính. Nếu cơn ho tái phát và dai dẳng, người dược sĩ nên đưa ra lời khuyên giáo dục sức khỏe về lợi ích của việc dừng hút thuốc, đề nghị liệu pháp thay thế nicotin nếu thích hợp.

Tuy nhiên, trong quá trình bỏ thuốc, cơn ho ban đầu có thể trở nên tồi tệ hơn  Do hệ thống vi nhung mao hoạt dộng mạnh trở lại. Điều này cần được tư vấn trước cho bệnh nhân. Những người hút thuốc có thể cho rằng ho là vô hại. Vì vậy, cần phải nhấn mạnh với bệnh nhân bất kì sự thay đổi nào về tính chất cơn ho có thể là do một bệnh lý nghiêm trọng (xem “ Cai thuốc” trong chương “ Phòng chống bệnh tim”)

Thuốc dùng hiện nay

Luôn luôn cần chú ý tới các thuốc bệnh nhân hiện tại đang sử dụng,  bao gồm cả  thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, được vay mượn từ bạn bè hay được tìm thấy trong tủ thuốc gia đình. Việc đánh giá tương tác thuốc của các thuốc này với thuốc ho là rất quan trọng.

Cũng cần phải biết thuốc ho nào bệnh nhân đã từng sử dụng trước đây. Người dược sĩ có thể  phát hiện ra bệnh nhân đã sử dụng thuốc không thích hợp trước đó ví dụ, thuốc ức chế ho dùng khi ho có đờm. Nếu 1 hay nhiều thuốc đã được dùng trong 1 khoảng thời gian dài mà không hiệu quả thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc ức chế men chuyển angiotensin

Ho mạn tính có thể xảy ra ở nhiều bệnh nhân, đặc biệt là phụ nữ, sử dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACEI) như enalapril, captopril, lisinopril và ramipril. Các bệnh nhân có thể tiến triển ho trong vài ngày đầu điều trị hoặc sau khoảng thời gian vài tuần hay thậm chí vài tháng.  Hiện chưa rõ tỷ lệ chính xác bệnh nhân gặp phải phản ứng này, ước tính dao động từ 2 %- 10 % số bệnh nhân sử dụng ACEI. Thuốc này  ức chế sự giáng hóa bradykinin và các kinin khác ở phổi, là những chất có thể gây ra ho. Cơn ho điển hình  do ACEI là ho khan và ho dai dẳng, ho kích ứng..Tất cả các ACEI đều có thể gây ho, do đó, việc đổi giữa các thuốc cùng nhóm ACEI thường không có hiệu quả. Cơn ho có thể chấm dứt hoặc dai dẳng ; ở 1 số bệnh nhân, Ho làm họ cảm thấy quá khó chịu và lo âu tới mức phải ngừng thuốc. Bất kỳ bệnh nhân nào  có nghi ngờ ho do thuốc cần đi khám bác.  Thuốc đối vận trên receptor angiotensin-2, có tác dụng tương tự các thuốc ACEI và không gây tích lũy bradykinin, có thể được sử dụng thay thế nếu không hết ho.

Khi nào cần đi khám bác sỹ

  • Ho kéo dài 2 tuần hoặc nhiều hơn và không cải thiện
  • Có đờm (vàng, xanh, màu rỉ sắt, hoặc có vết máu)
  • Đau ngực
  • Khó thở
  • Khò khè
  • Ho gà hoặc viêm tắc thanh quản
  • Ho lặp lại về đêm
  • Nghi ngờ do phản ứng bất lợi của thuốc.  Thất bại trong dùng thuốc

Sau 1 loạt câu hỏi, Dược sĩ nên đưa ra quyết định liệu việc điều trị hay giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa là giải pháp tốt nhất.

Khoảng thời gian điều trị

Dựa trên thời gian bệnh nhân bắt đầu ho và khi dược sỹ đã đưa ra cách điều trị phù hợp,bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ sau 2 tuần bị ho nếu tình trạng không cải thiện

Điều trị

Các dược sĩ nhận thấy sự bàn cãi về hiệu quả lâm sàng của các liệu pháp điều trị ho không kê đơn. Một nghiên cứu tổng quan hệ thống đã kết luận rằng “Hiện không có bằng chứng đủ mạnh để ủng hộ hoặc phản đối hiệu quả của các thuốc không kê đơn (OTC) trong điều trị ho cấp tính”. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn tìm đến dược sĩ bởi họ muốn giảm bớt triệu chứng và, trong khi hiệu quả lâm sàng của các thuốc trị ho đang được bàn cãi,  “hiệu ứng giả dược” vẫn có thể có ích cho bệnh nhân.

Sự lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào kiểu ho. Các chất ức chế ho (như pholcodine) được dùng để điều trị ho khan, trong khi đó các thuốc kích thích tiết đờm như guaifenesin được dùng trong điều trị ho có đờm. Dược sĩ nên kiểm tra lại liều lượng thuốc có trong chế bởi 1 số sản phẩm ho hiện nay chứa thành phần với liều lượng thấp hơn nhiều liều điều trị. Thuốc giảm viêm như Simple lintus làm dịu họng được sử dụng phổ biến ở trẻ em và phụ nữ mang thai vì chúng không chứa hoạt chất.

BNF đưa ra các chỉ dẫn như sau:

Thuốc long đờm được sử dụng với mục đích tăng cường tống dịch phế quản ra ngoài, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy bất cứ thuốc nào thực sự hỗ trợ cho sự khạc đờm.

Thuốc ức chế : Khi không xác định được nguyên nhân ho (nguyên nhân bệnh lý gây ho) các thuốc ức chế ho có thể hữu ích, đặc biệt là khi mất ngủ vì ho

Thuốc giảm viêm : Các thuốc như Simple Lintus có nhiều lơi ích vì an toàn và giá rẻ. Simple Lintus đặc biệt tốt khi dùng cho trẻ em.

Các chế phẩm nhiều thành phần được bán trong cộng đồng để điều trị ho và cảm nhưng không nên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi. Cơ sở của việc kết hợp các thành phần trong những thuốc này cũng không rõ ràng.. Cần chú ý để sử dụng thuốc với liều lượng hợp lý và không kết hợp nhiều chế phẩm với nhau.

Ho có đờm không nên điều trị bằng thuốc ức chế ho bởi sự tích tụ và ứ đọng chất nhầy trong phổi có thể tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, đặc biệt ở bệnh nhân viêm phế quản mạn tính.

Không sử dụng thuốc kích thích tiết đờm (tăng cường cơn ho)và thuốc ức chế ho (làm giảm cơn ho) cùng với nhau vì chúng có tác dụng đối lập nhau. Do đó, các sản phẩm thuốc có chứa cả 2 chất thì không có hiệu quả điều trị. UK CHM đã đưa ra khuyến cáo vào năm 2009 về sự an toàn của việc sử dụng thuốc ho và cảm cho trẻ em dưới 12 tuổi

Thuốc ức chế cơn ho

Các thử nghiệm được kiểm soát không xác nhận bất cứ hiệu quả đáng kể nào của các thuốc ức chế ho so với giả dược trong việc làm giảm triệu chứng.

Codein/ pholcodine

Pholcodine có 1 vài ưu điểm hơn codein vì codein có 1 vài tác dụng phụ (thậm chí tại liều không kê đơn, codein có thể gây táo bón và tại liều cao ức chế hô hấp) và pholcodine ít có khả năng bị lạm dụng. Cả pholcodine và codein có thể gây tình trạng buồn ngủ, mặc dù đây không phải là vấn đề lớn trong thực hành. Tuy nhiên, vẫn cần đưa ra lời 1 lời cảnh báo hợp lí. Codein là 1 thuốc có thể bị lạm dụng và nhiều dược sĩ thường không khuyến cáo thuốc này cho bệnh nhân. Việc kinh doanh thuốc này phải được hạn chế bởi vì kiến thức hay khả năng về sự lạm dụng này. MHRA/CHM khuyến cáo rằng những thuốc ho chứa codein không nên sử dụng cho trẻ em dưới 18 tuổi. Pholcodine có thể dùng được cho trẻ trên 6 tuổi với liều

5mg (5 mg pholcodine có chứa trong 5 ml Pholcodine Linctus BP). Người lớn có thể tăng liều dùng tới 15mg  3 -4 lần /ngày. Thuốc có thời gian bán thải dài và có thể dùng 2 lần/ ngày.

Dextromethophan

Dextromethophan hiệu lực thấp hơn pholcodine và codein.Thuốc này không có tác dụng an thần và có 1 vài tác dụng phụ.Đôi khi, tác dụng gây ngủ được nói đến nhưng cũng giống như Pholcodine, đây không phải là 1 vấn đề trong thực hành điều trị. Dextromethorphan được dùng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Dextromethophan nhìn chung ít có nguy cơ bị lạm dụng thuốc. Tuy nhiên, cũng đã từng có vài báo cáo về chứng gây nghiện do lạm dụng thuốc và tiêu thụ 1 số lượng thuốc rất lớn, và dược sĩ nên chú ý tới khả năng này nếu bệnh nhân thường xuyên mua Dextromethorphan.

Thuốc giảm viêm

glycerin, chanh, và mật ong hay siro trị ho là những bài thuốc phổ biến và hữu ích cho tác dụng  làm dịu họng.Chúng không chứa hoạt chất và được xem như an toàn với trẻ em và phụ nữ có thai. Các thuốc này chính là sự lựa chọn điều trị cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Thuốc tiêu đờm

Có 2 cơ chế tiêu đờm.Cơ chế trực tiếp bằng cách kích thích bài tiết dịch phế quản, dẫn đến làm loãng đờm,làm đờm được ho ra ngoài dễ dàng hơn. Một cơ chế khác là hoạt động gián tiếp thông qua kích thích đường tiêu hóa, từ đó tác động gián tiếp  trên đường hô hấp, kết quả là tăng bài tiết chất nhầy. Cơ chế gián tiếp này có ít bằng chứng ủng hộ hơn cơ chế trực tiếp

Guaifenesin (Guaiphenesin)

Guaifenesin được sử dụng phổ biến trong trị ho.Ở người lớn, liều được yêu cầu để kích thích bài tiết đờm là 100-200 mg, vì vậy, để đạt được hiệu quả như lý thuyết, chế phẩm sử dụng cần phải có đủ liều điều trị. Một số thuốc không kê đơn chứa liều lượng thấp hơn mức liều điều trị.Ở Mỹ, Cục quản lý an toàn thực phẩm dược phẩm đã kiểm tra các thuốc OTC, và bằng chứng từ các nghiên cứu cho thấy guaifenesin đủ tiêu chuẩn theo FDA kiểm chứng là đáng tin cậy với hiệu quả điều trị của nó.

Các thuốc điều trị ho khác

Thuốc kháng Histamin

Một số thuốc kháng histamin thường có trong các chế phẩm OTC trị ho là diphenhydraminepromethazine..Về lý thuyết, những thuốc này làm giảm tần suất ho và có hiệu quả chống tiết chất nhầy, nhưng trong thực tế thì chúng cũng gây buồn ngủ. Sự kết hợp của thuốc kháng histamine với thuốc tiêu đờm là không hợp lí và nên tránh.Sự kết hợp giữa 1 thuốc kháng histamine và một thuốc ức chế ho có thể hữu ích do thuốc kháng histamine có thể giúp ức chế sự bài tiết chất nhầy và sự kết hợp này có thể được chỉ định dùng vào ban đêm nếu ho làm gián đoạn giấc ngủ.Đây là một trong những trường hợp hiếm gặp khi tác dụng phụ lại hữu ích cho bệnh nhân. Các thuốc kháng histamine không an thần kém hiệu quả hơn trong điều trị triệu chứng ho và cảm do không có hoạt tính kháng cholinergic.

Tương tác thuốc: Các thuốc kháng histamine truyền thống không nên được sử dụng cho bệnh nhân đang dùng các thuốc phenothiazine và thuốc chống trầm cảm 3 vòng bởi nó làm tăng thêm tác dụng kháng cholinergic và an thần.Tác dụng an thần  cũng tăng lên khi dùng chung với các thuốc có tác dụng ức chế thần kinh trung ương hoặc rượu.Xem trang 57-58 để biết thêm thông tin tương tác thuốc, tác dụng phụ,chống chỉ định của thuốc kháng histamine.

Thuốc kích thích thần kinh giao cảm

Pseudoephedrine được sử dụng trong điều trị ho và cảm (xem trang 24 và trang 25 với những thông tin về các hạn chế trong việc kinh doanh)  do tác dụng giãn phế quản và chống sung huyết. Về lý thuyết, thuốc có tác dụng kích thích, dẫn đến mất ngủ ban đêm nếu được sử dụng vào thời điểm đi ngủ. Nó có thể  phù hợp cho bệnh nhân bị ngạt mũi trong khi bị ho và kết hợp với thuốc long đờm hoặc chống sung huyết có thể hữu ích với các trường hợp ho có đờm. Thuốc kích thích thần kinh giao cảm có thể gây tăng huyết áp, kích thích hoạt động tim, những biến đổi trong kiểm soát bệnh đái tháo đường. Thận trọng khi sử dụng thuốc kích thích thần kinh giao cảm đường uống cho các bệnh nhân sau:

  • Đái tháo đường
  • Bệnh mạch vành (ví dụ : đau thắt ngực)
  • Tăng huyết áp
  • Bệnh cường tuyến giáp

Tương tác thuốc: Tránh sử dụng trong các trường hợp đang dùng :

  • Các thuốc ức chế enzyme MAO (ví dụ: phenelzine)
  • Thuốc ức chế thuận nghịch enzyme MAO-A (ví dụ: Moclobemide)
  • Thuốc chẹn beta giao cảm
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (ví dụ amitriptyline)-  Tương tác về mặt lý thuyết, nhưng không có nhiều ý nghĩa trên lâm sàng

Theophyline

Theophyline đôi khi dùng để trị ho do tác dụng chống  giãn phế quản.  Không dùng chung các chể phẩm chứa theophyllin (kê đơn và không kê đơn) do làm tăng nồng độ thuốc trong máu, tăng tính. Một số thuốc làm tăng tác dụng của Theophylline như cimetidine và erythromycin.

Nồng độ của theophylline trong máu có thể bị giảm trong trường hợp hút thuốc và các thuốc như carbamazine, phenytoin, và rifampicin gây cảm ứng các enzyme gan, vì thế chuyển hóa của theophylline tăng lên và nồng độ trong huyết thanh thấp hơn.

Các tác dụng phụ bao gồm: kích ứng đường tiêu hóa, buồn nôn, hồi hộp, mất ngủ và đau đầu. Liều dành thông thường cho người lớn là 120 mg, 3-4 lần/ ngày. Thuốc không khuyến nghị dùng cho trẻ em.

Lưu ý trong thực hành

Bệnh đái tháo đường

Trong giai đoạn cấp tính, lượng đường trong các thuốc trị ho thường không có ý nghĩa lớn. Việc kiểm soát đái tháo đường thường bị ảnh hưởng trong khi bị nhiễm trùng, và lượng đường thêm vào được xem như không phải là vấn đề chính. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân đái tháo đường có thể thích sản phẩm không đường hơn, cũng như nhiều khách hàng khác cũng mong muốn giảm dung nạp đường cho chính họ và con cái., và nhiều sản phẩm như vậy thì hiện nay cũng sẵn có trên thị trường. Với vai trò đóng góp 1 phần vào việc cải thiện sức khỏe răng miệng, các dược sĩ có thể đảm bảo rằng họ cung cấp và đưa ra đủ các loại thuốc không đường.

Xông hơi

Biện pháp này có thể hữu ích,đặc biệt trong các trường hợp ho có đờm. Một tổng quan hệ thống cho thấy hiện nay không đủ bằng chứng để kết luận về hiệu quả của phương pháp này.

Hơi nước giúp hóa lỏng dịch tiết ở phổi  và cung cấp không khí ẩm khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu.. Một số người thích xông hơi cùng Methol, tinh dầu tràm…, tuy nhiên hiện chưa có bằng chứng việc thêm các chất khác vào có hiệu quả hơn so với xông hơi với nước đơn thuần.  Một thìa café đầy khí xông nên được thêm vào với  500ml nước nóng (chưa sôi) và hơi nước được hít vào. Ngoài nguy cơ gây bỏng, nước sôi cũng làm bay hơi các thành phần quá nhanh.Một mảnh vải hay khan có thể được đặt trên đầu để giữ hơi.  Lượng dịch

uống nhiều nước giúp giữ cho phổi đủ ẩm, và nước uống nóng có thể làm dịu họng. Lời

khuyên chung dành cho các bệnh nhân bị ho và cảm là nên uống nhiều nước

 

Các trường hợp ho trong thực hành lâm sàng

Ca 1:

 Patel, 1 cô gái hơn 20 tuổi, yêu cầu bạn đưa ra lời khuyên cho trường hợp ho của con trai cô ấy.Khi đặt câu hỏi, bạn phải nhận ra rằng, con trai cô ấy, Dillip, 4 tuổi, bị ho và đã kéo dài trong 1 vài tuần.Cậu bé thường bị ho vào ban đêm, và điều này làm cản trở giấc ngủ của cậu bé,mặc dù cậu bé dường như không gặp khó khăn gì suốt cả ngày.Cô ấy đã đưa Dillip đến bác sĩ cách đây khoảng 3 tuần, và bác sĩ có giải thích rằng không cần thiết phải dùng kháng sinh và tình hình sẽ tự chuyển biến tốt lên. Cậu bé bị ho khan và cô ấy đã từng đưa một số Simple linctus trước khi cậu đi ngủ nhưng ho không đỡ hơn.Dillip không  uống với bất kì thuốc nào khác.Cậu bé không đau khi thở hoặc thở gấp.Gần đây cậu cũng gặp phải 1 đợt cảm lạnh.

Quan điểm của dược sĩ

Đây là trường hợp một đứa trẻ 4 tuổi bị ho vào ban đêm kéo dài suốt vài tuần. Lời khuyên của bác sĩ phù hợp với thời điểm Dillip đến khám. Tuy nhiên, nên khuyên cậu bé đi khám lại, bởi ho chỉ xảy ra và ban đêm.Cơn ho lặp lại thường kì vào ban đêm đối với 1 đứa trẻ có thể là triệu chứng của bệnh hen suyễn, thậm chí ngay cả khi không xuất hiện thở khò khè. Đây có thể là trường hợp ho là hệ quả của sự kích thích phế quản phổi do nhiễm virus đường hô hấp trên.Cơn ho có thể kéo dài lên tới 6 tuần và xảy ra ở những người bị hen hoặc có tiền sử gia đình bị dị ứng (Có khuynh hướng nhạy cảm với các dị nguyên phổ biến như bụi nhà, lông động vật và phấn hoa). Mặc dù vậy, ho tồn tại trong vòng vài tuần mà không có sự cải thiện thì nên đi khám

Quan điểm của bác sĩ

Bệnh hen là một khả năng rõ ràng. Cần hỏi xem nếu ai đó khác trong gia đình bị bệnh hen, cảm mạo hay chàm, và Dillip đã từng bị cảm mạo hay chàm hay chưa.  Các yếu tố trên đây sẽ giúp khẳng định chẩn đoán. Bệnh hen suyễn nhẹ cơ thể tồn tại mà không có các triệu chứng thường thấy như khó thở và khò khè.

Một chẩn đoán khác vẫn là nhiễm virus đường hô hấp trên. Phần lớn các cơn ho khó chịu và thấy rõ rệt hơn suốt đêm.  Điều này khiến phụ huynh hiểu nhầm rằng bé chỉ ho buổi tối.  Lưu ý rằng cả 2 chẩn đoán đều có thể cùng đúng, trong trường hợp nhiễm virus là nguyên nhân khởi phát cho bệnh hen.. Bởi vì chẩn đoán là không chắc chắn và steroid hít  có thể thích hợp, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

Nếu, sau khi  khai thác tiền sử và thăm khám ban đầu, bác sỹ cho rằng bệnh nhân có thể bị hen, việc điều trị sẽ được dựa trên guidelines của British Thoracic Society mà đã được tổng hợp trong BNF (British National Formulary). BÌnh thường thì điều này chỉ được thực hiện sau trao đổi và được sự đồng ý của phụ huynh. Nhiều phụ huynh không muốn chấp nhận rằng con họ bị hen. Vấn đề tiếp theo là lựa chọn dụng cụ hít thích hợp cho 1 đứa trẻ 4 tuổi.Có thể dùng bình xịt (spacer) hoặc bình hít (breath-actuated) hay thiết bị phun bột khô (drypowder).Thông thường nên thử chế độ liều 2 lần một ngày trong vòng 2-3 tuần và sau đó đánh giá lại để điều chỉnh cho phù hợp.

Quan điểm bệnh nhân

Tôi đã hi vọng dược sĩ có thể cho tôi loại thuốc nào đó nhưng cô ấy lại cho rằng Dillip nên đến gặp bác sĩ mà chả giải thích được là tại sao

 

Ca 2:

Một người thanh niên 25 tuổi muốn bạn có thể đưa ra 1 lời khuyên cho trường hợp ho của anh ấy.  Giọng anh ấy nghe như thể bị cảm nặng và trông anh ấy hơi nhợt nhạt. Bạn nhận thấy rằng anh ấy bị ho được vài ngày, bị ngạt mũi, viêm họng. Anh ta không thấy đau khi thở hoặc thấy khó thở.  Lúc đầu, ho có đờm, nhưng sau đó là ho khan và ho kích ứng. Anh ấy  chưa dùng bất kì thuốc nào và hiện tại cũng không uống bất cứ thuốc kê đơn nào cả.

Quan điểm người dược sĩ

Bệnh nhân này có các triệu chứng của cảm thông thường và không có dấu hiệu nguy hiểm nào kèm với ho, do đó không cần phải đi khám bác sỹ. Anh ấy  chưa sử dụng thuốc nào, vì vậy có rất nhiều sự lựa chọn cho bạn..Bạn có thể giới thiệu thuốc để điều trị triệu chứng ngạt mũi cũng như là tình trạng ho của anh ấy, ví dụ, một chất ức chế ho và 1 chất kích thích thần kinh giao giảm.Simple Linctus và một thuốc chống xung huyết toàn thân hoặc tại chỗ cũng có thể là 1 sự lựa chọn. Nếu thuốc chống xung huyết tại chỗ được chỉ định dùng, anh ấy nên được cảnh báo sử dụng thuốc này không được quá 1 tuần để tránh  khả năng bị xung huyết trở lại.

Quan điểm của bác sĩ

Các lời khuyên của dược sỹ hoàn toàn hợp lý. Có thể giải thích thêm rằng anh ấy đang bị nhiễm virus, do đó sẽ  tự khỏi và cải thiện tốt hơn trong vòng vài ngày.Nếu bệnh nhân là một người hút thuốc, đây sẽ là lúc thích hợp để khuyến khích anh ấy từ bỏ thuốc

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.