Các phương pháp học tích cực trong đào tạo dược
DS. Võ Thị Hà
Hội nghị đã giới thiệu một số phương pháp đào tạo tích cực, giúp sinh viên không những tiếp thu kiến thức, mà còn kĩ năng và thái độ; rèn luyện kĩ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề. Dưới đây xin trình bày ngắn gọn một số phương pháp.
1.Lớp học đảo ngược (flipped classroom – FC)
Khác với lớp học truyền thống trong lớp và chủ yếu dựa trên bài giảng; lớp học đảo ngược trong đó nội dung được gửi cho sinh viên để tự học ở nhà và thời gian trên lớp được dành để tổ chức cho sinh viên vào các hoạt động học tập lấy sinh viên là trọng tâm như học dựa trên vấn đề hay học dựa trên các câu hỏi. Ví dụ: để dạy môn dược điều trị tăng huyết áp, tất cả bài giảng về lý thuyết điều trị tăng huyết áp được giảng viên thu hình thành video và gửi cho sinh viên trước 1 tuần, và thời gian trên lớp được giành để sinh viên phân tích bệnh án tăng huyết áp (1).
2.Đào tạo đa chuyên ngành (interprofessional education – IPE)
Đạo tạo đa chuyên ngành (interprofessional education) được định nghĩa là phương thức giáo dục trong đó 2 hoặc nhiều chuyên ngành hợp tác trong một quá trình dạy-học với mục tiêu là tăng tương tác giữa các chuyên ngành để thúc đẩy thực hành của mỗi chuyên ngành.
Việc tổ chức đào tạo đa chuyên ngành có thể tổ chức trong lớp học hoặc khi đi thực tập tại cơ sở lâm sàng và nên tổ chức dưới dạng cùng giải quyết một vấn đề hay ca lâm sàng chung. Trong nhóm đa chuyên ngành có thể bao gồm bác sĩ, diều dưỡng, dược sĩ, nhân viên xã hội, nhà dinh dưỡng, tâm lý. Ví dụ: trường tổ chức một đợt tư vấn sức khỏe cho những người cao tuổi bị bệnh mạn tính (đái tháo đường, tăng huyết áp) do một nhóm đa ngành gồm sinh viên y, dược, điều dưỡng và các giảng viên. Giảng viên tổ chức đào tạo cho các sinh viên về kiến thức, kĩ năng, đưa ra các tình huống giả để các nhóm sinh viên đa ngành cùng giải quyết, đánh giá sinh viên đạt chuẩn trước khi cho các nhóm sinh viên đa ngành thực hiện tư vấn với bệnh nhân.
Trong quá trình IPE sẽ xảy ra qua 4 bước hình thành tư duy hợp tác cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức, tổ chức với tổ chức và cuối cùng là tổ chức với cộng đồng. Hội các trường dược tại Mỹ (ACCP) đã ban hành hướng dẫn chi tiết về triển khai IPE trong ngành dược (2).
3.Học theo nhóm (team-based learning – TBL):
Phương pháp TBL khuyến khích sinh viên chuẩn bị trước khi đến lớp và làm việc nhóm trong lớp học. Lợi ích của TBL là sinh viên tích cực tham gia, cải thiện kĩ năng giao tiếp, tư duy phản biện, tăng hài lòng và kết quả học tập của sinh viên.
4 đặc điểm của TBL:
- Nhóm phải được xây dựng và quản lý. Xây dựng nhóm phải bảo đảm các tính chất sau: ổn định về thành viên, đa dạng về đặc điểm của các thành viên, trao đổi giữa các thành viên cân bằng.
- Sinh viên phải chịu trách nhiệm về việc đảm nhận công việc cá nhân và công việc chung của nhóm. Mỗi thành viên phải chuẩn bị bài trước buổi học, tham gia tích cực vào việc của nhóm.
- Sinh viên phải nhận được phản hồi thường xuyên và liên tục từ giảng viên. Giảng viên có thể cho sinh viên làm bài test một mình (iRAT) và sau đó làm bài test cả nhóm (tRAT) vào trước khi bắt đầu làm việc nhóm.
- Bài tập làm việc nhóm phải thúc đẩy khả năng học tập và làm việc nhóm.
Quá trình học theo TBL của một ngày đào tạo liên tục (CME) về bệnh đái tháo đường:
Bước 1: gửi 30-50 trang tài liệu về điều trị đái tháo đường, gửi 1 tháng trước khi bắt đầu lớp học
Bước 2: cho sinh viên làm 20-30 câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn (MCQs) từng cá nhân (iRAT) và sau đó làm theo nhóm (tRAT) cũng các câu hỏi đó
Pha 3: đưa 2-3 CLS từ đơn giản đến phức tạp để thảo luận nhóm
Hướng dẫn chi tiết về cách triển khai TBL có thể tham khảo ở bài báo tổng quan này (3).
4.Học cùng cộng đồng (service learning – SL)
Học cùng cộng đồng (SL) là một hình học theo kinh nghiệm trong đó kết hợp học trong lớp học và hoạt động tình nguyện để phục vụ mục đích của cộng đồng và cung cấp cho sinh viên ý thức về trách nhiệm công dân.
3 bước để triển khai SL:
- Chuẩn bị: chuẩn bị cho sinh viên trước tận dụng tối đa cơ hội học gắn với công việc tại cộng đồng. Sinh viên được tham gia các workshop đào tạo để đạt các mục tiêu đào tạo cá nhân.
- Hành động: Trong bước này sinh sẽ được tham gia vào các hoạt động mang lại lợi ích cho cộng đồng. Sinh viên sẽ chọn những chủ đề/cơ hội đã cho sẵn hoặc sinh viên tự đề xuất. Các hoạt động này phải thúc đẩy mực tiêu học tập của sinh viên.
- Áp dụng: Mục tiêu của bước này là kết nối kinh nghiệm tại cộng đồng với mục tiêu cá nhân và danh tính nghề nghiệp. Sinh viên sẽ viết một “nhật ký/báo cáo chiêm nghiệm” (reflection repport) nêu nhận định của mình về các trải nghiệm tại cộng đồng và các mục tiêu học tập cá nhân của mình.
Một số ví dụ SL của các sinh viên dược: tổ chức các workshop giáo dục về các chủ đề hút thuốc, rửa tay, an toàn dùng thuốc cho trẻ em; giáo dục những bà mẹ có con nhỏ về sử dụng an toàn kháng sinh…(4).
5.E-learning
Phương pháp học truyền thống là gặp mặt trực tiếp tại lớp học. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và internet, việc học có thể diễn ra mà không cần gặp mặt trực tiếp giảng viên và sinh viên. Học online hay e-learning được định nghĩa khi việc hcoj được diễn ra thông quá kết nối internet còn học dựa vào máy tính (computer-based learning) thì sử dụng các thiết bị da hình như đĩa CD-ROM (5).
E-learning programs là một phương pháp có thể cung cấp cho nhiều người ở những vị trí địa ký khác nhau, giúp chuẩn hóa cập nhật kiến thức nhanh. Chương trình có thể cung cấp feedback tức thì giữa người dạy và người học.
Một giảng viên tại Úc đã dùng phần mềm tạo video mô hình hóa cơ chế tác dụng của thuốc trong cơ thể để dạy sinh viên dược về môn dược lý của thuốc. Hay các giảng viên tại Indonesia đã dùng mạng xã hội chuyên về học tập là “Edomodo” hay “Google Classroom” (gần giống với Facebook, tuy nhiên mạng này thường được dùng cho mục đích giáo dục) lồng ghép trong một môn học. Mỗi sinh viên tạo tài khoản tham gia Edomodo, giảng viên gửi tài liệu và các câu hỏi thảo luận trên Edomodo để sinh viên đọc và thảo luận online trước. Sau đó, giảng viên và sinh viên sẽ gặp trực tiếp để giải đáp thắc mắc và phân tích ca lâm sàng.
6.Phương pháp “Jigsaw”
Phương pháp jigsas (ghép hình) là kỹ thuật học hợp tác được phát kiến bởi Elliot Aronson những năm 1970s (6).
Lợi ích của jigsaw:
- Giảm xung đột về sự khác biệt
- Cải thiện kết quả học tập
- Giảm nghỉ học
- Hiểu được vai trò của mỗi cá nhân
- Tăng tinh thần, kỹ năng hợp tác
10 bước để tiến hành jigsaw:
B1: Chưa sinh viên thành nhóm jigsaw 5 hoặc 6 người. Mỗi nhóm nên phong phú về giới, sắc tộc, khả năng.
B2: Chỉ định một sinh viên của mỗi nhóm là nhóm trưởng.
B3: Chia bài học thành 5 hoặc 6 phần. Ví dụ: chăm sóc dược về bệnh đái tháo đường có thể chia thành 5 phần: (1) bệnh lý, (2) yếu tố nguy cơ, (3) chẩn đoán, (4) điều trị, (5) phòng bệnh.
B4: Phân mỗi sinh viên học một phần bài học. Bảo đảm là mỗi sinh viên chỉ truy cập phần bài học của mình.
B5: Cho sinh viên thời gian đọc phần bài học của mình ít nhất 2 lần và trở nên quen với nó. Không yêu cầu sinh viên nhớ chúng.
B6: Tập hợp tạm thời “nhóm chuyên gia” bằng cách tập hợp các sinh viên được giao cùng một chủ đề lại với nhau. Cho sinh viên trong các nhóm chuyên gia này thời gian để thảo luận những điểm chính về chủ đề của mình và luyện tập trình bày như thể họ sẽ trình bày trong nhóm jigsaw.
B7: Tập hợp các sinh viên thành các nhóm jigsaw (nhóm hỗn hợp).
B8: Yêu cầu mỗi sinh viên giới thiệu chủ đề của mình cho nhóm của mình. Khuyến khích các thành viên khác trong nhóm hỏi các câu hỏi để làm rõ chủ đề.
B9: Giảng viên lướt qua các nhóm, quan sát quá trình. Nếu bất kỳ nhóm nào có vấn đề (vd: một thành viện quá chủ động hoặc quá thụ động), hãy can thiệp ngay. Tuy nhiên, tốt nhất là nhóm trưởng nên giải quyết việc này. Nhóm trưởng có thể được giảng viên nhắc thầm cách giải quyết những trường hợp như vậy.
B10: Giảng viên cho làm một bài test về toàn bộ bài học.
7.Hoạt động “journal club – JC”
TLTK:
- McLaughlin JE et al. The flipped classroom: a course redesign to foster learning and engagement in a health professions school. Acad Med. 2014 Feb;89(2):236-43.
- ACCP. Interprofessional Education: Principles and Application.A Framework for Clinical Pharmacy. Pharmacotherapy 2009;29(3):145e–164e
- William Ofstad et al. Team-Based Learning in Pharmacy Education. Am J Pharm Educ. 2013 May 13; 77(4): 70.
- https://uwaterloo.ca/pharmacy/co-operative-education-patient-care-rotations-and-community-0/community-service-learning
- Sandra M. Salter et al. Effectiveness of E-learning in Pharmacy Education. Am J Pharm Educ. 2014 May 15; 78(4): 83.
- https://www.jigsaw.org/