Chuyển đổi đường IV sang đường uống với các kháng sinh
CHIẾN LƯỢC CHUYỂN ĐỔI ĐƯỜNG TIÊM- UỐNG ( IV-OP) VỚI CÁC KHÁNG SINH
Người dịch: Nguyễn Thị Hà
Nguồn: https://drive.google.com/file/d/0B_4penUNSSvpazU0cU00cjVxTk0/view?usp=sharing
Hiệu đính : ThS.DS. Thục Anh (ĐH Y Dược Huế)
Tổng quan
Kháng sinh
Các lựa chọn về chuyển đổi điều trị:
Nhiều loại kháng sinh đường uống có khả năng chuyển đổi điều trị. Các kháng sinh lý tưởng cho việc chuyển đổi từ đường tiêm sang đường uống (IV-OP) bao gồm: Chloramphenicol‚ Clindamycin‚ Metronidazol‚ Trimethoprim-sulfamethoxazol‚ Fluconazol‚ Itraconazol‚ Voriconazol‚ Doxycyclin‚ Minocyclin‚ Levofloxacin‚
Moxifloxacin và Linezolid.
Điều trị kháng sinh chuyển tiếp nhau đảm bảo chuyển đổi sớm sang đường uống khi tình trạng bệnh nhân ổn định. Chiến lược này được sử dụng ngày càng nhiều‚ an toàn‚ cải thiện chất lượng và có hiệu quả về chi phí điều trị trong việc chăm sóc sức khỏe. Điều trị chuyển đổi kháng sinh đúng lúc và hợp lý phải được củng cố bởi các hướng dẫn điều trị rõ ràng và được hỗ trợ bởi một nhóm đa ngành. Theo một số chuyên gia‚ 40% bệnh nhân bắt đầu điều trị bằng kháng sinh đường IV có thể thích hợp để chuyển đổi sang kháng sinh đường uống sau 2-3 ngày điều trị.
Fluoroquinolon: Các fluoroquinolon phù hợp cho chuyển đổi điều trị.
Levofloxacin và Ofloxacin
Dạng đường uống và đường tiêm của levofloxacin có sinh khả dụng tương đương nhau ở cùng mức liều cho phép chuyển đổi điều trị hoặc hạ bậc điều trị từ đường tiêm sang đường uống ở cùng mức liều. Vào cuối năm những năm 1990‚ Ofloxacin cũng được sử dụng cho điều trị chuyển đổi nhưng vai trò của thuốc này không rõ ràng vì thuốc dùng 2 lần/ngày‚ trong khi Levofloxacin chỉ dùng 1 lần/ngày. Các fluoroquinolon không nên dược sử dụng cho trẻ vì tác dụng không mong muốn trên sụn.
Levofloxacin có sinh khả dụng đường uống gần như hoàn toàn (≥99 %) đã gợi ý rằng sử dụng đường uống tạo được phơi nhiễm tương tự với dùng đường tiêm. Tỷ lệ thành công trên lâm sàng với cách chuyển đổi điều trị này là 94‚1 %. Trong một vài thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng‚ 5-14 ngày điều trị bằng Levofloxacin đường tiêm và/hoặc đường uống được chứng minh là có hiệu quả điều trị cho những bệnh nhân nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới. Ở những bệnh nhân viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP) mức độ từ nhẹ tới nặng‚ Levofloxacin đường tiêm hoặc đường uống ở mức liều 500 mg x 1-2 lần/ngày có hiệu quả tương đương với Clarithromycin‚ Azithromycin và Amoxicillin/ acid clavulanic. Tỷ lệ đáp ứng lâm sàng của Levofloxacin là 86-95 % và các tác nhân so sánh là 88-96 %. Tỷ lệ đáp ứng về vi sinh tương ứng là 88-95% và 86-98 %.
Năm 2005‚ Pablos và cộng sự đã báo cáo một nghiên cứu lâm sàng về tiêu thụ các fluoroquinolon (cụ thể là Ofloxacin‚ Levofloxacin và Ciprofloxacin) trong 6 tháng trước và sau khi triển khai chương trình điều trị chuyển đổi ở bệnh nhân nhập viện. Một chương trình tính toán cho mỗi kháng sinh ở cả dạng đường uống và đường tiêm ở liều dùng hằng ngày/100 giường bệnh ngày và về mặt kinh tế (chi phí mua thuốc). Khi bắt đầu chương trình‚ Ofloxacin được thay thế bằng Levofloxacin và vì việc sử dụng trên lâm sàng của hai thuốc là như nhau nên lượng tiêu thụ của hai thuốc là tương tự
nhau.
Về mặt kinh tế‚ tiêu thụ quinolon đường tiêm giảm 60% trong khi tiêu thụ quinolon đường uống tăng 66 %. Liều hằng ngày/100 giường bệnh ngày thì tiêu thụ dạng tiêm giảm 53 % và tiêu thụ dạng uống tăng 36 %. Palbos và cộng sự đã tập trung vào các quinolon và việc sử dụng chúng trong việc triển khai chương trình chuyển đổi sớm điều trị – tăng việc chuyển đổi sớm từ đường tiêm sang đường uống. Họ đã chứng minh khả năng của chương trình đối với việc thay đổi sử dụng kháng sinh. Trong suốt khoảng thời gian thực hiện‚ chương trình đã tiết kiệm được một chi phí thuốc tổng cộng là 41420 $ cho bệnh viện.
Levofloxacin (Levaquin) có tác dụng chống lại phế cầu bao gồm các chủng kháng penicillin và có tác dụng trên trực khuẩn G(-) hiếu khí nhưng không tác dụng trên Pseudomonas. Thuốc có thể được sử dụng để điều trị CAP. Liều người lớn là 500 mg/1 lần/ngày trong 7-14 ngày. Thuốc không được khuyến cáo cho trẻ em.
Levofloxacin thuộc nhóm C cho phụ nữ có thai.
Ofloxacin (Floxin) có khả năng thấm tốt vào tiền liệt tuyến và hiệu quả chống lại Chlamydia trachomatis. Thuốc có nguồn gốc từ acid pyridin cacboxylic và có phổ kháng khuẩn rộng. Thuốc được sử dụng đặc hiệu cho viêm tiền liệt tuyến và nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Liều dùng ở người lớn trong điều trị viêm tiền liệt tuyến là 400 mg đường uống (PO) 1 lần‚ trong khi liều cho viêm tiền liệt tuyến mạn tính là 200-400 mg PO mỗi 12 giờ. Thuốc không khuyến cáo cho trẻ em và thuộc phân loại nhóm C
cho phụ nữ có thai.
Ciprofloxacin
Ciprofloxacin cũng có vai trò trong chuyển đổi điều trị từ đường tiêm sang đường uống. Giamarelou và cộng sự đã xác định rằng Ciprofloxacin liều cao đường tiêm ít nhất 3 ngày và sau đó dùng đường uống có hiệu quả điều trị tương đương với phác đồ thông thường ceftazidim đường tiêm kết hợp với amikacin‚ thậm chí ở những bệnh nhân sốt và giảm bạch cầu nghiêm trọng (lượng bạch cầu đa nhân <100/µL).
Solomokin và cộng sự đã nghiên cứu trên bệnh nhân bị nhiễm trùng ổ bụng có biến chứng được phân bố ngẫu nhiên để nhận (1) Ciprofloxacin và metronidazol đường tiêm hoặc Imipenem đường tiêm trong suốt quá trình điều trị hoặc (2) Ciprofloxacin và metronidazle đường tiêm và điều trị ciprofloxacin kết hợp metronidazol đường uống sau khi bệnh nhân có thể ăn qua miệng. Nghiên cứu đã xác định hiệu quả tương đương nhau giữa ciprofloxacin và metronidazole đường tiêm so với imipenem đường tiêm. Việc chuyển ciprofloxacin kết hợp metronidazole đường tiêm sang đường uống có hiệu quả tương đương việc tiếp tục điều trị đường tiêm ở những bệnh nhân đã có thể cho ăn
qua miệng.
Ciprofloxacin (Cipro) là một fluoroquinolon có tác dụng chống lại pseudomonas và phần lớn các vi khuẩn G(-) nhưng không có tác dụng trên vi khuẩn kị khí .Thuốc ức chế quá trình tổng hợp DNA của vi khuẩn, bởi vậy ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Tiếp tục điều trị ít nhất 2 ngày (thường 7-14 ngày ) sau khi các triệu chứng biến mất. Người lớn 250-500 mg PO x 2 lần/ngày trong 7-14 ngày. Thuốc không được chỉ định cho trẻ em và thuộc phân loại nhóm C cho phụ nữ có thai.
Moxifloxacin
Năm 2003‚ một thử nghiệm lâm sàng được báo cáo bởi Drummond so sánh đơn trị liệu với moxifloxacin đường tĩnh mach/ đường uống (400 mg/ ngày) chuyển tiếp nhau so với co-amoxiclav đường tĩnh mach/ đường uống ( 1.2 g IV/ 625 mg PO x 3 lần/ngày) có hoặc không Clarithromycin ( 500 mg x 2 lần/ngày) trong 7-14 ngày trong điều trị CAP. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đơn trị liệu với moxifloxacin IV/OP có lợi ích lâm sàng bao gồm: tăng tốc độ đáp ứng và có hiệu quả về chi phí hơn so với co-amoxiclav IV/OP có hoặc không clarithromycin.
Tương tự năm 2002‚ Finch cũng chỉ ra rằng đơn trị liệu với moxifloxacin có hiệu quả vượt trội hơn so với phác đồ kết hợp một beta lactam với một chất ức chế betalactamase có kèm theo hoặc không kèm theo một macrolid (Clarithromycin ) trong
điều trị bệnh nhân CAP nhập viện.
Đặc biệt‚ Finch cũng chỉ ra rằng sự vượt trội của moxifloxacin không phụ thuộc vào mức độ viêm phổi và không liên quan đến điều trị có kết hợp với một macrolid không. Thời gian hết sốt cũng nhanh hơn đáng kể có ý nghĩa thống kê ở nhóm dùng moxifloxacin (thời gian trung bình‚ 2 ngày so với 3 ngày) và khoảng thời gian nằm viện cũng ít hơn 1 ngày ở nhóm dùng moxifloxacin. Số bệnh nhân được chuyển ngay sang đường uống sau khoảng thời gian 3 ngày điều trị bắt buộc ban đầu bằng đường tiêm ở nhóm moxifloxacin lớn hơn so với nhóm so sánh (151 bệnh nhân [50‚2%] và 57 bệnh nhân [17‚8%]). Tỷ lệ tử vong thấp hơn (9 bệnh nhân [3%] và 17 bệnh nhân [53 %])và tỷ lệ gặp các tác dụng không mong muốn thấp hơn ( 38 bệnh nhân [12‚6%] và 53 bệnh nhân [16‚5 %]) ở nhóm moxifloxacin so với nhóm so sánh.
Các Cephalosporin
Các cách chuyển đổi tương tự có thể hiệu quả với các cephalosporin. Thông thường những bệnh nhân CAP không ổn định là đối tượng phù hợp cho chuyển đổi điều trị sớm – bao gồm điều trị nhanh ban đầu 1-2 ngày đường tĩnh mạch (IV) và sau đó chuyển sang 5 ngày đường uống và bệnh nhân xuất viện sớm cùng với 1-2 liều kháng
sinh đường uống.
Cefuroxim‚ Cefuroxim axetil‚ cefetamet pivoxil
Nghiên cứu về dùng cefuroxim đường IV sau đó chuyển sang cefuroxim axetil đường uống gợi ý rằng chế độ dùng này vừa hiệu quả vừa dung nạp tốt và giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và cải thiện sự hài lòng của bệnh nhân. Đặc biệt‚ Van de Brande cũng chỉ ra rằng chế độ liều Cefuroxim IV 2 lần/ngày sau đó là cefuroxime axetil đường uống là phác đồ điều trị đơn giản và hiệu quả trong điều trị CAP.
Halmiton –miller đã chỉ ra rằng chuyển đổi điều trị đối với cefuroxim sau 2-3 ngày để điều trị các nhiễm trùng nghiêm trọng đã đưa lại kết quả lâm sàng rất tốt. Tương tự Dagan và cộng sự cũng chỉ ra rằng sử dụng ceftriaxone đường IV 1 – 2 ngày trước khi chuyển sang dùng cefotamet povoxil đường uống là an toàn và hiệu quả trong điều trị viêm phổi ở trẻ. Điều này gợi ý rằng chuyển đổi điều trị từ đường IV sang đường uống là một lựa chọn để điều trị CAP nghiêm trọng ở trẻ em.
Cefuroxim là cephalosporin thế hệ 2 vẫn giữ được tác dụng trên vi khuẩn G(+) của các cephalosporin thế hệ 1 và có thêm tác dụng trên Proteus mirabilis‚ Haemophilus influenzae‚ E Coli‚ Klebsiella pneumoneae và Moraxella catarralis. Tình trạng của bệnh nhân‚ mức độ nhiễm trùng và mức độ nhạy cảm của các vi sinh vật quyết định đến liều dùng và đường dùng. Liều cho người lớn là 500 mg PO x 2 lần/ngày trong 20 ngày hoặc thay thế bằng 750-1500 mg IV/IM mỗi 8 giờ và không quá 6g/ngày. Ở trẻ em‚ liều là 250 mg PO x 2 lần/ ngày trong 20 ngày. Có thể sử dụng liều cho người lớn đối với trẻ vị thành niên. Cefuroxim thuộc nhóm C với phụ nữ có thai.
Cefixim cũng có tác dụng chống lại các trực khuẩn G(-) hiếu khí .Thuốc ngăn cản tổng hợp thành tế bào và ức chế sự phát triển của vi khuẩn bằng việc gắn với một hoặc nhiều penicillin-binding protein. Liều người lớn 400 mg PO x 1 lần/ngày (điều trị nhiễm trùng do lậu cầu) hoặc 200 mg mỗi 12 giờ hoăc 400 mg 1 lần hoặc mỗi 12 giờ. Trẻ dưới 12 tuổi liều 8 mg/kg x 1lần/ngày hoặc 4 mg/kg x 2 lần/ngày. Trẻ trên 50 kg hoặc trên 12 tuổi dùng liều tương tự người lớn. Cefixim phân nhóm B cho phụ nữ có thai.
Ceftriaxon và ceftibuten
Fernandez và San martin nghiên cứu trên 40 bệnh nhân nhập viện do CAP. Ban đầu‚ những bệnh nhân này được điều trị với ceftriaxone đường IV (1g/ ngày) và có cải thiện lâm sàng sau 3 ngày điều trị. Những bệnh nhân này được phân ngẫu nhiên để tiếp tục sử dụng Ceftriaxone đường IV tổng cộng 10 ngày hoặc chuyển sang dùng Ceftibuten (400mg/ngày) trong 7 ngày. 21 bệnh nhân tiếp tục điều trị đường IV và 19 bệnh nhân chuyển sang dùng Ceftibuten . Về mặt lâm sàng‚ cải thiện trên X-quang và số lượng bạch cầu về bình thường không có sự khác nhau giữa hai nhóm. Điều này đã ủng hộ khả năng chuyển đổi điều trị.
Ceftriaxon (Rocephine) là một cephalosporin thế hệ ba phổ rộng tác dụng trên vi khuẩn G(-). Thuốc có hiệu quả thấp hơn chống lại vi khuẩn G(+). Ceftriaxone ức chế sự phát triển của vi khuẩn bằng cách gắn vào 1 hay nhiều penicillin – binding protein. Nhiễm trùng không biến chứng liều 250mg/lần tiêm bắp và không quá 4 g. Nhiễm trùng nghiêm trọng ở người lớn liều 1-2 g/lần/ngày hoặc 2 lần/ ngày tiêm tĩnh mạch và không quá 4g ngày. Ở trẻ sơ sinh trên 7 ngày tuổi liều 25-50 mg/ kg/lần/ngày IV/ IM và không quá 125 mg/ngày. Liều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là 50-75 mg/ kg mỗi 12 giờ IV/ IM và không quá 2 g /ngày. Ceftriaxone phân nhóm B cho phụ nữ có thai.
Ceftibuten là cephalosporin thế hệ 3 ức chế tổng hợp thành tế bào. Ở người lớn liều 400 mg/lần/ngày PO trong 10 ngày và không quá 400mg/ ngày. Nếu CrCl= 30-49 ml/phút dùng 4,5mg/ kg hoặc 200 mg/ 1 lần /ngày PO. Nếu CrCl < 30 ml/phút dùng 2,25 mg/ kg hoặc 100 mg/ 1 lần/ ngày đường uống. Trẻ dưới 12 tuổi 9 mg/ kg x 1 lần/ ngày x 10 ngày và không quá 400 mg/ ngày. Trẻ trên 12 tuổi dùng liều như người lớn.
Ceftibuten thuộc phân nhóm B ở phụ nữ có thai.
Macrolid
Các macrolid được sử dụng cho điều trị chuyển đổi là Azithromycin và
Clarithromycin.
Azithromycin
Azithromycin vượt trội hơn cefuroxim trong điều trị đường IV và chuyển đổi sau đó sang đường uống. Điều này được thể hiện trong một phân tích về hiệu quả chi phí điều trị– của phác đồ chuyển đổi đường IV sang đường uống của azithromycin so với cefuroxim có kết hợp hoặc không kết hợp với erythromycin, trong điều trị những bệnh nhân nhập viện do CAP.
Azithromycin có tác dụng trên vi khuẩn G(+) và các vi khuẩn gây viêm phổi không điển hình nhưng không có tác dụng với phế cầu đã kháng erythromycin. Thuốc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, có lẽ bằng cách chặn đứng quá trình tách tRNA mang chuỗi polypeptid ra khỏi ribosom dẫn đến quá trình tổng hợp protein từ RNA bị ngưng trệ. Thuốc được sử dụng để điều trị các nhiễm trùng nhẹ đến trung bình. Người lớn uống 500 mg/ ngày thứ 1 và 250 mg/1 lần/ ngày từ ngày thứ 2-5. Liều cho trẻ dưới 6 tháng không được thiết lập. Trẻ trên 6 tháng liều 10 mg/ kg uống 1 lần vào ngày thứ 1 ( không quá 500 mg/ ngày) và 5 mg/ kg/ 1 lần/ ngày PO ( không quá 250 mg/ ngày) từ ngày thứ 2-5. Azithromycin thuộc phân nhóm B ở phụ nữ có thai.
Clarithromycin
Clarithromycin cũng được sử dụng trong chuyển đổi điều trị từ đường IV sang uống. Năm 2000, Parlara et al đã báo cáo 290 bệnh nhân CAP sử dụng clarithromycin 500 mg x 2 lần/ ngày: đầu tiên dùng đường tĩnh mạch trong 250 hoặc 500 ml dung dịch nước muối sinh lý, sau 4-5 ngày chuyển sang dùng đường uống với cùng mức liều. Trong 10-15 ngày, 261 (90%) trong số 290 bệnh nhân có cải thiện trên lâm sàng
và trên X- quang.
Các kháng sinh khác
Clindamycin
Martinez và đồng nghiệp đã tìm ra rằng chuyển đổi điều trị có thể thực hiện khi sử dụng clidamycin. Đặc biệt, một nghiên cứu đa trung tâm tiến cứu có đối chứng so sánh hiệu quả lâm sàng, an toàn và tác động kinh tế của các can thiệp của dược sĩ để thúc đẩy chuyển đổi điều trị từ đường IV sang uống. Clindamycin được kê đơn trong nhiễm trùng đường hô hấp ở 38,9% bệnh nhân và dự phòng phẫu thuật ở 25,4% bệnh nhân (71 % phẫu thuật bẩn). Nghiên cứu bao gồm tất cả 473 bệnh nhân nhận clindamycin đường tiêm trong 72 giờ đầu tiên. Và sau đó được chia thành 2 nhóm. Những bệnh nhân ở nhóm can thiệp (204 bệnh nhân) được nhận một bảng thông tin có yêu cầu điều trị chuyển tiếp và nhóm còn lại có 269 bệnh nhân. Các kết quả tương tự
nhau ở cả hai nhóm.
Clindamycin là một lincosamid được sử dụng trong điều trị nhiễm trùng da và nhiễm trùng mô mềm do tụ cầu. Thuốc có tác dụng trên liên cầu hiếu khí và kị thị (ngoại trừ cầu khuẩn ruột). Thuốc ức chế sự phát triển của vi khuẩn bởi ức chế quá trình chuyển vị peptydyl-tARN từ ribosom làm ức chế tổng hợp protein phụ thuộc ARN. Ở người lớn, liều (1)150 – 450 mg/1 lần PO mỗi 6-8 giờ và không quá 1,8g / ngày hoặc (2) 600-1200 mg/ ngày IV/ IM được chia mỗi 6-8 giờ, phụ thuộc vào mức độ nhiễm trùng. Ở trẻ em, liều 8-20 mg ở dạng hydroclorid/ kg/ ngày PO hoặc 8-25mg ở dạng palmitat/ kg/ ngày PO chia 3-4 lần/ ngày. Thay thế bằng 20-40 mg/ kg /ngày IV/ IM
chia 3-4 lần. Clindamycin thuộc phân nhóm C ở phụ nhữ có thai.
Ertapenem
Hiệu quả và tính an toàn của ertapenem đường IV (1g/ ngày), sau đó chuyển sang một thuốc đường uống trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu có biến chứng được so sánh với điều trị bằng ceftriaxon đường IV (1g/ ngày ) sau đó chuyển sang một thuốc đường uống trong một nghiên cứu tiến cứu ngẫu nhiên,, mù đôi và đa trung tâm. Tần suất và mức độ nghiêm trọng của các tác dụng không mong muốn của thuốc là tương tự giữa hai nhóm. Trong nghiên cứu này, ertapenem có hiệu quả tương tự ceftriaxon trong điều trị ban đầu nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng ở người lớn và thường dung nạp tốt và tính an toàn tương tự nhau.
Linezolid
Năm 2003, Li et al đã chỉ ra rằng Linezolid đường IVsau đó có thể chuyển sang linezolid đường uống, chế độ liều này có thể rút ngắn thời gian nằm viện.
Thời gian chính xác để thực hiện chuyển đổi phụ thuộc vào tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Linezolid đường uống và IV có hiệu quả tương tự nhau .Linezolid có sẵn ở dạng IV, viên nén bao phim, và hỗn dịch uống. Linezolid được phát hiện trong huyết thanh và dịch cơ thể và có sinh khả dụng lớn. Thuốc đạt nồng độ đỉnh trong máu
sau 0,5 -2 giờ.
Metronidazole
Điều trị metronidazol IV kéo dài hoặc điều trị đường IV sau đó chuyển sang đường uống có hiệu quả tương tự nhau trong điều trị viêm ruột thừa bị thủng ở trẻ em. Tương tự, một nghiên cứu 8 bệnh nhân áp xe não từ chối kéo dài thời gian nằm viện được điều trị bằng các kháng sinh đường IV trong thời gian ngắn (6-12 ngày), sau đó điều trị lâu dài (15-19 tuần) bằng phác đồ kháng sinh đường uống gồm: metronidazole, ciprofloxacin và amoxicillin. Tất cả các bệnh nhân đều đáp ứng tốt dựa trên dấu hiệu
lâm sàng và kiểm tra hình ảnh.
Năm 2003, Starakis et al đã so sánh hiệu quả và an toàn của ciprofloxacin IV/OP và metronidazole IV/ OP với ceftriaxon IV và metronidazol IV/ OP trong điều trị nhiễm trùng ổ bụng có biến chứng ở 135 bệnh nhân. Chuyển đổi sang điều trị bằng ciprofloxacin và metronidazol đường uống có hiệu quả tương tự tiếp tục điều trị bằng
ceftriaxone IV và metronidazole đường uống ở những bệnh nhân đã có khả năng ăn qua miệng.
Tương tự, năm 1996, Solomkin et al cũng báo cáo một nghiên cứu mà trong nghiên cứu bệnh nhân được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm (1) Ciprofloxacin IV và metronidazol IV hoặc Imipenem IV trong suốt thời gian điều trị (2) Ciprofloxacin IV và metronidazol IV sau đó chuyển sang ciprofloxacin và metronidazol đường uống khi
bệnh nhân có thể ăn qua miệng, có kết quả tương tự nhau.
Trimethoprim – Sulfamethoxazole
Năm 2002, Gollin et al đã báo cáo một nghiên cứu 80 trẻ em phẫu thuật ruột thừa trong viêm ruột thừa đã thủng. Những đứa trẻ này được xuất viện về nhà an toàn sau 7 ngày điều trị bằng trimethoprim – sulfamethoxazol và metronidazole đường uống khi
việc hấp thụ ở ruột có thể, không liên quan đến sốt hay tăng bạch cầu.
Thuốc chống nấm
Các thuốc chống nấm có thể sử dụng trong chuyển đổi điều trị gồm
Itraconazol và Fluconazol.
Hiệu quả và an toàn của Itraconazol đường IV và đường uống và Fluconazole IV và đường uống trong dự phòng nhiễm trùng nấm trong thời gian dài ở bệnh nhân cấy ghép tạng đã được thiết lập. Itraconazol dung nạp tốt hơn. Thông thường bệnh nhân mà có thể uống được các thuốc khác thì Itraconazole và Fluconazol có thể dùng đường uống.Tương tự, năm 2002, Purkin et al đã báo cáo rằng việc chuyển đổi từ Voriconazol
đường IV sang đường uống có thể đạt được hiệu quả.
Đặc biệt, năm 2002, Wiston và Busuttil đã báo cáo một nghiên cứu mà trong nghiên cứu bệnh nhân người lớn cấy ghép gan được phân ngẫu nhiên để nhận hoặc dung dịch itraconazol đường uống (200 mg mỗi 12 giờ) hoặc fluconazol IV OP (400 mg/ ngày). Mỗi thuốc trong nghiên cứu được bắt đầu sử dụng ngay trước phẫu thuật cấy ghép và dùng liên tục 10 tuần sau cấy ghép. Bệnh nhân được đánh gía tình trạng xâm nhiễm nấm qua nhiễm trùng nấm bề mặt hoặc xâm lấn, các tác dụng không mong muốn
của thuốc và tử vong. Kết quả tương tự nhau.
Ở những bệnh nhân bị nhiễm nấm Candida, điều trị chuẩn trong một nghiên cứu 37 bệnh nhân chuyển từ điều trị bằng Voriconazol hoặc Echinocadin đường IV sang
Fluconazole đường uống đã thành công, chỉ 1 trường hợp thất bại.