Chuyển đổi Kháng sinh từ đường tiêm sang đường uống
ThS.DS. Phan Đặng Thục Anh, TS.DS. Võ Thị Hà
- Tại sao nên thực hiện chuyển đổi đường tiêm IV sang đường uống ?
Việc sử dụng thuốc dạng tiêm quá mức trong khi có dạng đường uống phù hợp hơn, là một trong những yếu tố then chốt trong vấn đề sử dụng thuốc không hợp lý. Vì vậy chuyển đổi từ đường tiêm sang đường uống (IV to PO) trong khoảng thời gian thích mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân và bệnh viện:
- Cải thiện sự thoải mái và khả năng di động cho bệnh nhân (đi lại hay xuất viện)
-
Giảm thời gian nằm viện
-
Giảm phơi nhiễm với các mầm bệnh bệnh viện xâm nhập qua vị trí tiêm IV
-
Giảm nguy cơ viêm tĩnh mạch
-
Giảm thời gian pha chế và tiêm
-
Giảm thiểu các chi phí ẩn danh: chủ yếu là chi phí thuốc, ống truyền IV, ống tiêm, bơm tiêm IV và thời gian của điều dưỡng.
2. Vậy làm thế nào để chuyển đổi đường tiêm (IV) sang đường uống (PO)?
- Rà soát các bệnh nhân có chỉ định kháng sinh IV vào mỗi buổi sáng.
- Đối chiếu mỗi trường hợp với những điều kiện lựa chọn/loại trừ chuyển đổi IV sang PO để đánh giá xem mỗi BN có phù hợp chuyển đổi hay không.
- Nếu bệnh nhân đáp ứng các tiêu chí, đề xuất chuyển đổi IV sang PO.
3. Tiêu chí lựa chọn hoặc loại trừ bệnh nhân là gì?
Một BN phải thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn lựa chọn và không thỏa mãn bất kỳ tiêu chuẩn loại trừ nào, thì có thể cân nhắc chuyển IV sang PO (Bảng 1).
Bảng 1. Tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ bệnh nhân
Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân |
Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân |
1.BN có thể uống thuốc được
· ăn uống bình thường · BN có sử dụng thuốc dạng uống khác · Bệnh nhân có ống tiêu hóa làm việc tốt (dung nạp ít nhất 1L/ngày dung dịch uống hoặc 40mL/h dinh dưỡng qua ruột) |
1. Không có khả năng dùng thuốc đường uống:
· Tắc nghẽn ống tiêu hóa, hấp thu kém, xuất huyết tiêu hóa, tắc ruột hoặc tiêu chảy nặng, nôn mửa. · Co giật và nguy cơ đường thở · BN từ chối dùng thuốc đường uống được ghi nhận trong bệnh án |
2. Dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng đã được giải quyết và tiến triển:
· Số lượng bạch cầu giảm về giới hạn bình thường · Phim X-quang ngực có tiến triển · Nhiệt độ cơ thể thấp hơn 37,70C trong ít nhất 24-48 h · Nhịp thở < 20 lần/phút
|
2. Tình trạng bệnh nặng
· Viêm màng não, viêm màng tim, nhiễm trùng khi lắp bộ phận giả, viêm tủy xương, nhiễm trùng, viêm mô tế bào… · BN bị nhiễm microcystis độ 3 hoặc 4 · Nhiễm trực khuẩn mủ xanh đã được ghi nhận và/hoặc tiêm kháng sinh < 24 h · Nhiễm nấm Candida huyết < 7 ngày · Huyết áp thấp hoặc sốc · BN suy giảm miễn dịch (sốt kèm giảm bạch cầu trung tính, hóa trị ung thư, ghép tạng, thiểu năng lá lách chức năng, AIDS) |
3. Thuốc: Độ hấp thu và sinh khả dụng của thuốc dạng uống có thể tương đương được với dạng tiêm (Bảng 2). | 3. Tuổi < 14 tuổi
|
4. Các hình thức chuyển đổi từ đường tiêm sang đường uống?
Có ba hình thức chuyển đổi kháng sinh từ đường IV sang PO :
- Điều trị nối tiếp: Chuyển dổi kháng sinh cùng hoạt chất, cùng liều lượng nhưng khác đường dùng
- Điều trị chuyển đổi: Chuyển đổi kháng sinh trong cùng nhóm, có cùng phổ kháng khuẩn nhưng khác nhau về hoạt chất, đường dùng.
- Điều trị xuống thang: Chuyển đổi kháng sinh có thể trong cùng một nhóm hoặc khác nhóm. Các đặc điểm về liều dùng, tần suất dùng và phổ kháng khuẩn có thể không giống nhau.
Bảng 2. Danh sách kháng sinh và liều lượng để chuyển đổi từ đường IV sang PO
- Điều trị nối tiếp
Nhóm thuốc | Thuốc | Liều IV | Liều PO |
Kháng sinh nhóm Β-lactam
|
Amipicillin | 1g mỗi 6 h | 250 – 500 mg mỗi 6 h |
Cefuroxim | 500 – 740 mg mỗi 8 h | 250 – 500 mg mỗi 12 h | |
Kháng sinh nhóm macrolid | Azithromycin | 250 mg mỗi 24 h
500 mg mỗi 24 h |
250 mg mỗi 24 h
500 mg mỗi 24 h |
Erythromycin | 5000 – 1000 mg mỗi 6 h | 500 mg mỗi 6 h | |
Kháng sinh nhóm Quinolon | Ciprofloxacin
|
200 – 400 mg mỗi 12 h
400 mg mỗi 8 h |
250 – 500 mg mỗi 12 h
750 mg mỗi 12 h |
Levofloxacin | 200 mg mỗi 24 h
400 mg mỗi 24 h 800 mg mỗi 24 h |
200 mg mỗi 24 h
400 mg mỗi 24 h 800 mg mỗi 24 h |
|
Kháng sinh nhóm Lincosamid | Clindamycin | 600-900 mg mỗi 8 h | 300-450 mg mỗi 6 h |
Kháng sinh nhóm Tetracyclin | Doxycyclin | 100-200 mg mỗi 12 h | 100 -200 mg mỗi 12 h |
Minocyclin | 200 mg mỗi 12 h | 200 mg mỗi 12 h | |
Kháng sinh nhóm Oxazolidion | Linezolid | 600 mg mỗi 12 h | 600 mg mỗi 12 h |
Kháng sinh nhóm nitroimidazole | Metronidazol | 500 mg mỗi 12 h | 500 mg mỗi 12 h |
Kháng sinh nhóm Rifamycin | Rifampicin | 600 mg mỗi 24 h | 600 mg mỗi 24 h |
NSAIDs | Ketorolac
Diclofenac |
30 mg mỗi 24 h | 20 mg mỗi 24 h |
PPIs
|
Esomeprazol | 20-40mg mỗi 24 h | 20-40mg mỗi 24 h |
Pantoprazol | 40 mg mỗi 24 h | 40 mg mỗi 24 h | |
Nhóm kháng H2 | Cimetidine | 300 – 600 mg mỗi 12 h | 200 mg mỗi 12 h |
Nhóm kháng nấm | Fluconazol | 100 – 200 mg mỗi 24 h | 100 – 200 mg mỗi 24 h |
Voriconazol | 200 mg mỗi 24 h | 200 mg mỗi 24 h | |
Corticoid | Hydrocortisol | 100 mg mỗi 24 h | 50 mg mỗi 8 h |
- Điều trị chuyển đổi hoặc Điều trị xuống thang :
Nhóm thuốc | Thuốc | Liều IV | Kháng sinh đường uống thay thế
– Liều PO |
|
Kháng sinh nhóm Aminoglycosid | Gentamycin hoặc
Tobramycin |
6mg/kg cân nặng lý tưởng mỗi 24h | Ciprofloxacin 750 mg mỗi 12h | |
Kháng sinh nhóm Macrolid | Azithromycin | 500mg mỗi 24h | Azithromycin 250 mg mỗi 24 h | |
Kháng sinh nhóm Β-lactam
|
Ampicillin | 1-2g mỗi 6h | Amoxicillin 500 mg mỗi 8h | |
Piperacillin/Tazobactam | 3.375 g mỗi 6h | Amoxicilin/Clav. 500/125mg mỗi 8h
Hoặc Ciprofloxacin 500 – 750mg + Metronidazol 500 mg mỗi 12h Hoặc Ciprofloxacin 500 -750 mg mỗi 12h + Clindamycin 450 mg mỗi 8h |
||
Kháng sinh nhóm Cephalosporin
|
Cefazolin | 1g mỗi 8h | Cefalexin 500 mg mỗi 6h | |
Ceftriaxone | 1g mỗi 12h | Cefixim 200 mg mỗi 12h | ||
Cefuroxim | 750 mg mỗi 8h
1.5 g mỗi 8h |
Cefuroxim 500 mg mỗi 12h | ||
Ceftazidim | 2 g mỗi 8h | Ciprofloxacin 500 – 750 mg mỗi 12h
Hoặc Cefalexin 500 mg mỗi 6h |
||
Kháng sinh nhóm Penicillin | Penicillin G | 1-2 triệu đơn vị mỗi 6h | Penicillin V 300 mg mỗi 6h |
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Jissa MC and Emmanuel J. Switch over from intravenous to oral therapy: A concise overview. Journal of Pharmacology Pharmacotherapy. 2014; 5(2): 83–87.
- Noah SS. Intravenous –to-Oral Switch Therapy. Medscape. Webpage. Available from: http://emedicine.medscape.com/article/237521-overview [Access 10th October 2017]
- IV to PO conversion. Quick Reference Guide for Hospital Pharmacy
- http://extcontent.covenanthealth.ca/CHASE_Issue_13_IV_to_PO.pdf
- Antimicrobial Stewardship Program Coordinator. Intravenous to oral conversion for antimicrobials. Vice President Medicine and Clinical Programs. 2016
- Sổ tay “Thực hành Dược lâm sàng tại các bệnh viện ở TP.HCM” 2017