CLS nhiễm khuẩn tai mũi họng ở PNCT
NHIỄM KHUẨN TAI MŨI HỌNG
Dịch: ThS. Nguyễn Duy Hưng
Nguồn: Le Moniteur des Pharmacies Formation. Cahier 2 du n2959 du 1e décembre 2012.
DÙNG TINH DẦU CHỮA NGẠT MŨI?
Cô C, mang thai tháng thứ 4:
|
Thông tin quan trọng:
|
VIÊM MŨI HỌNG
- Bệnh cảm lạnh, có nguyên nhân do virus, là một bệnh lành tính, thường tự khỏi sau 8-10 ngày.
- Không nên điều trị triệu chứng ở phụ nữ có thai, nên tập trung vào việc điều trị tại chỗ và các biện pháp vệ sinh
Các trường hợp cần khám bác sỹ
Cần khám bác sỹ nếu:
- Sốt cao (>38,5oC), tai đau hoặc chảy nước, đau đầu dữ dội, đau ở trong mắt, trên trán và gò má.
- Xuất hiện khó thở hoặc khó thở dai dẳng, ho khan, các dấu hiệu dị ứng.
- Chảy nước mũi một bên kèm theo đau mặt (nghi ngờ viêm xoang)
- Đau họng nặng, kèm theo sốt, nổi hạch hoặc cách dấu hiệu nghiêm trọng khác (nghi ngờ đau thắt ngực)
- Các triệu chứng dai dẳng kéo dài trên 10 ngày.
Biện pháp điều trị
Biện pháp không dùng thuốc
- Xì mũi thường xuyên bằng khăn giấy và bỏ đi sau khi dùng.
- Rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng.
- Có thể dùng được các dung dịch cồn tuy nhiên nên hạn chế số lượng do có một lượng nhỏ cồn (khoảng 1%) có khả năng thấm qua da đi vào vòng tuần hoàn chung.
- Không nên để nhiệt độ trong phòng quá nóng và làm ẩm không khí.
- Nếu bị chảy nước mũi hoặc ngạt mũi nghiêm trọng, ngủ ở tư thế nửa ngồi.
Điều trị viêm mũi
- Nên làm:
- Rửa mũi bằng dung dịch sinh lý hoặc dung dịch nước muối biển rồi xì ra. Dung dịch nước muối biển ưu trương cũng có tác dụng giảm ngạt mũi do khả năng thẩm thấu.
- Có thể hít hơi nước nóng, không nên cho tinh dầu vào.
- Nên tránh:
- Các thuốc kháng histamine H1 (Fervex …)
- Không nên dùng các thuốc co mạch đường uống hoặc đường hít (các đường dùng thuốc toàn thân quan trọng) cho phụ nữ có thai.
- Chưa có đủ dữ liệu đánh giá về tác dụng của thuốc nhỏ mũi kháng khuẩn trên phụ nữ có thai. Những thuốc này không có tác dụng trong việc ngăn ngừa bội nhiễm vi khuẩn.
- Trong mọi trường hợp, nên tránh dùng các thuốc nhỏ mũi có chứa tinh dầu.
Điều trị đau họng
- Nên làm: Nên ăn kẹo mật ong để giảm kích ứng hoặc uống các đồ nóng.
- Nên tránh:
- Chưa có đủ dữ liệu đánh giá về tác dụng của kẹo viên, nước súc miệng và bất cứ dạng thuốc dùng tại chỗ nào (có chứa biclotymol, clohexidin, tetracain …) trên phụ nữ có thai.
- Không nên dùng viên đặt có chứa bismuth. Bismuth có thể đi qua nhau thai và tích lũy tại các mô khác nhau của phôi hoặc bào thai. Mặc dù lượng bismuth có trong viên đặt thấp, do chưa có đủ dữ liệu đánh giá về độc tính của thuốc, nên tránh phơi nhiễm với thuốc trong thời kỳ mang thai.
Điều trị sốt
- Thuốc hạ sốt đầu tay là paracetamol. Các NSAID chống chỉ định kể từ tháng thứ 5 thai kỳ và không được khuyến cáo sử dụng trong khi mang thai.
- Tất cả các trường hợp sốt trong khi mang thai cần phải được xử trí do việc tăng nhiệt độ có thể gây sảy thai hoặc sinh non. Tuy nhiên cần phải tìm nguyên nhân gây sốt do nguyên nhân có thể là do rau thai tiền đạo, do viêm bể thận, do nhiễm khuẩn listeria hoặc do tổn thương màng nhau thai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
*RAU THAI TIỀN ĐẠO: Vị trí bất thường của nhau thai. Hiện tượng này có thể gây sốt và chảy máu trong 3 tháng cuối của thai kỳ.
Biện pháp vi lượng đồng căn
- Liệu pháp vi lượng đồng căn thường được khuyên dùng. Liều dùng thông thường là 5 hạt mỗi giờ.
- Các chủng được sử dụng nhiều nhất – ở độ pha loãng 9C – là Nux vomica, Sticta pulmonaria, Sambucus nigra (ngạt mũi), Allium cepa, Kalium iodatum (nước mũi trong) và/hoặc Arsenicum album (nước mũi nóng), Hydrastis, Kalium bichromicum, Mercurius solubilis (nước mũi nhiều).
HO KHAN
Cần chú ý đến ho khan nặng do có thể kích thích co tử cung.
Các trường hợp cần khám bác sỹ
Cần khám bác sỹ nếu sốt cao (trên 38,5oC), đau ngực và các triệu chứng không cải thiện sau 2-3 ngày dùng thuốc
Biện pháp điều trị
Biện pháp không dùng thuốc
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng (hút thuốc lá thụ động, dùng các sản phẩm tẩy rửa và nước hoa có mùi năng …)
- Tránh dùng thuốc lá trong suốt thời kỳ mang thai (Xem chú thích ở dưới)
- Nếu không khí vào mùa đông quá khô, có thể làm ẩm không khí bằng một cái khăn ẩm hoặc máy làm ẩm.
Biện pháp dùng thuốc
- Liệu pháp điều trị đầu tay: Trong trường hợp ho do kích thích, kẹo hoặc đồ uống nóng có chứa mật ong có thể có tác dụng.
- Liệu pháp thay thế:
- Nếu ho nặng (gây cảm giác khó chịu, làm tỉnh giấc giữa đêm), có thể dùng siro có chứa codein hoặc dextromethorphan trong thời gian ngắn.
- Nếu gần đến lúc sinh, cần đi khám bác sỹ. Khi sinh, việc dùng thuốc chữa ho có chứa opioid sẽ gây an thần và ức chế hô hấp của trẻ sơ sinh.
- Cần đảm bảo siro không chứa cồn trước khi dùng.
- Nên tránh:
- Thuốc chữa ho kháng histamin kháng cholinergic.
- Các chế phẩm thảo dược (Chưa có đủ dữ liệu đánh giá trên phụ nữ có thai)
- Siro Hélicidine (CRAT cho là chưa có đủ dữ liệu đánh gia trên phụ nữ có thai)
Biện pháp vi lượng đồng căn
Các chủng thường được sử dụng là Drosera (ở độ pha loãng 30 C), Spongia 7C và Cuprum metallicum 9C (dùng 5 hạt mỗi giờ).
NGỪNG HÚT THUỐC
|
HO CÓ ĐỜM
Là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể, ho có đờm không kèm theo các biểu hiện nghiêm trọng ở phụ nữ có thai không cần bất cứ biện pháp điều trị nào.
Các trường hợp cần khám bác sỹ
Cần khám bác sỹ nếu:
- đờm có mủ (nghi ngờ bội nhiễm vi khuẩn, viêm phế quản …)
- sốt
- mệt rã rời
- khó thở
- thay đổi trạng thái cơ thể
- ho kéo dài trên 1 tuần.
Biện pháp điều trị
Biện pháp không dùng thuốc
- Uống nước thường xuyên giúp làm loãng dịch tiết phế quản và giúp loại trừ chúng dễ dàng.
- Hít nước nóng cũng giúp làm ẩm các phế quản.
- Không nên để nhiệt độ trong phòng quá nóng, làm ẩm không khí nếu muốn.
- Không hít vào trong trường hợp chảy nước mũi.
Biện pháp dùng thuốc
- Nếu nghẹt mũi nặng, acetylcysteine và carbocyteine là những chất làm loãng được CRAT cho rằng tác dụng đã được đánh giá đầy đủ trên phụ nữ có thai. Tuy nhiên vẫn chưa có các giám sát y tế tăng cường (SMR) với những thuốc này
- Nên tránh dùng các dẫn xuất terpenic.
Biện pháp vi lượng đồng căn
Nên dùng Ipeca 5C và Antimonium tartaricum 5C hàng giờ.
VIÊM MŨI DỊ ỨNG
- Viêm mũi dị ứng có thể tiến triển nặng hơn, đỡ hơn hoặc ổn định trong suốt quá trình mang thai.
- Không được nhầm với viêm mũi không dị ứng, hiện tượng có thể xảy ra ở 3 tháng cuối thai kỳ gây ra bởi sự tiết hormone do nghẹt mũi, còn được gọi là viêm mũi thai kỳ. Hiện tượng này không đáp ứng với các thuốc kháng histamine.
- Cần đi khám bác sỹ nếu bị viêm mũi di ứng trong khi mang thai.
Biện pháp điều trị
Biện pháp không dùng thuốc
- Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.
- Rửa sạch khoang mũi bằng dung dịch sinh lý để loại bỏ tác nhân dị ứng.
Biện pháp dùng thuốc
- Nên dùng:
- Nên dùng certirizin (Actifed allergie cétirizine, Humex allergie cétirizine, Zyrtecset…) và loratadin (Zaprilis …) khi mang thai.
- Có thể dùng beclomethasone xịt mũi (Humex Rhume des foins) nếu dự đoán có diễn biến lâm sàng nghiêm trọng.
- Nên tránh:
- Nên tránh dùng các sản phẩm phối hợp một thuốc kháng histamine và một thuốc co mạch như là pseudoephedrine (Humex rhinite allergique).
- Đặc biệt nên tránh dùng các thuốc kháng histamine thế hệ 1 (Polaramine …) do vào cuối thai kỳ, thuốc có khả năng gây giảm trương lực ở trẻ sơ sinh do sự tiết atropine.
TẠI PHÒNG KHÁM Corticoid Vẫn có thể dùng corticoid ở phụ nữ có thai, tùy thuộc vào đường dùng. Ưu tiên dùng prednisolone (Solupred), prednisone (Cortancyl) hoặc methylprednisolone (Sodu-Médrol) nếu dùng đường uống và beclomethasone (Béclo-Rhino, Bécosane) và budesonide (Rhinocort) nếu dùng đường hít. Các kháng sinh có thể dùng được
Các thuốc kháng histamine có thể dùng khi mang thai Ngoài cetirizine và loratadine, có thể dùng desloratadine (Aerius), fexofenadine (Telfast) và levocetirizine (Xyzall). |
BẠN NÊN TRẢ LỜI NHƯ THẾ NÀO?
Đồng nghiệp của bạn đúng hay sai?
|