Menu

Dày sừng quang hoá

Tác giả: Tiến sĩ Amanda Oakley, Bác sĩ da liễu, Hamilton, New Zealand, 1997. Cập nhật tháng 12 năm 2015.

Dịch: DS. Nguyễn Ngọc Vũ Nam

Hiệu đính: TS. DS. Võ Thị Hà

Nguồn: https://www.dermnetnz.org/topics/actinic-keratosis/

 

Dày sừng quang hoá là gì?

Dày sừng quang hoá là một điểm dạng vảy tìm thấy trên mảng da bị hư hại do ánh nắng mặt trời. Nó cũng có tên gọi khác là dày sừng do năng lượng mặt trời. Nó được coi là dấu hiệu tiền ung thư hoặc một dạng sớm của ung thư biểu mô tế bào vảy da.

Ai dễ mắc bệnh dày sừng quang hoá?

Dày sừng quang hoá (DSQH) ảnh hưởng tới người dân ở những vùng nhiệt đớicận nhiệt đới, và bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như:

  • Có những dấu hiệu lão hoá da do ánh sáng.
  • Có tiền sử bị cháy nắng
  • Có tiền sử làm việc hoặc giải trí nhiều giờ đồng hồ ngoài trời
  • Hệ miễn dịch bị khuyết tật

Các đặc điểm lâm sàng của dày sừng quang hoá là gì?

Dày sừng quang hoá có thể chỉ bị đơn chiếc nhưng thường thì nó xuất hiện nhiều u sừng. Với nhiều hình thái khác nhau.

  • Dạng phẳng hoặc dày sừng hoặc mảng bám
  • Màu trắng hoặc vàng, có vảy, có mụt cóc hoặc có bề mặt hoá sừng
  • Đổi màu da, màu đỏ hoặc màu sắc tố da
  • Dễ gãy hoặc không có triệu chứng

Dày sừng quang hoá rất phổ biến ở những vùng thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là phía sau cánh tay và khuôn măt, thường ảnh hưởng nhất đến tai, mũi, má, môi trên, môi dưới, thái dương, trán và vùng đầu bị hói. Ở những người bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời kinh niên, chúng cũng có thể được tìm thấy ở phần thân trên, phần trên và phần dưới của tứ chi, và mặt trên của bàn chân.

Biến chứng của dày sừng quang hoá

Điều đáng lo ngại nhất là DSQH sẽ mở đường cho ung thư biểu mô tế bào vảy. Hiếm khi 1 bệnh DSQH đơn độc phát triển thành ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), nhưng nguy cơ SCC xảy ra ở một số giai đoạn ở bệnh nhân có hơn 10 điểm DSQH được cho là khoảng từ 10 đến 15%. 1 vùng DSQH mềm, dày, loét hoặc mở rộng là dấu hiệu đáng nghi ngờ của SCC.

Sừng da có thể phát sinh từ một DSQH tiềm ẩn hoặc SCC.

Bởi vì bị ảnh hưởng bởi ánh sáng mặt trời, những người bị DSQH cũng có nguy cơ phát triển viêm môi tróc vảy, ung thư tế bào đáy (BCC, phổ biến hơn SCC), khối u ác tính và các dạng ung thư da hiếm gặp như ung thư biểu mô tế bào Merkel.

Dày sừng quang hoá được chẩn đoán như thế nào?

Bệnh lý DSQH thường dễ chẩn đoán lâm sàng. Thỉnh thoảng, sinh thiết là cần thiết, ví dụ để loại trừ SCC hoặc nếu điều trị thất bại.

Cách điều trị cho bệnh dày sừng quang hoá?

Vảy sừng quang hoá thường bị loại bỏ vì chúng khó coi hoặc không thoải mái, hoặc do nguy cơ ung thư da có thể phát triển trong đó.

Điều trị DSQH đòi hỏi phải loại bỏ các tế bào da bị khuyết tật. Biểu bì tái sinh từ xung quanh hoặc nang tế bào sừng không bị ảnh hưởng bởi nắng. Vùng DSQH mềm, dày, loét hoặc mở rộng nên được điều trị tích cực. Các dày sừng phẳng không triệu chứng có thể không cần điều trị tích cực nhưng cần được theo dõi.

Liệu pháp vật lý

Liệu pháp vật lý được sử dụng để phá huỷ các dày sừng tách biệt nhau có triệu chứng thông thường hoặc có bề mặt cứng dày. Nơi các tổn thương sau liệu pháp vật lý có thể tái phát các dày sừng, trong trường hợp này chúng có thể được tái điều trị bằng cùng một phương pháp hoặc bằng một phương pháp khác.

Liệu pháp áp lạnh bằng ni tơ lỏng

Trong liệu pháp làm lạnh, phun ni tơ lỏng là cần thiết để đảm bảo độ sâu và đảm bảo thời gian đóng băng phù hợp. Độ sâu và thời gian phụ thuộc vào vị trí, chiều rộng và độ dày của tổn thương. Thời gian điều trị dao động từ 5-10 ngày nếu tổn thương ở vùng mặt, 3-4 tuần ở cánh tay, 6 tuần hoặc hơn ở chân. Liệu pháp làm lạnh để chưa trị dày sừng bề ngoài thường không để lại dấu, nhưng nếu thời gian đông lạnh lâu hơn dẫn đến giảm sắc tố da hoặc sẹo.

Cạo, nạo và đốt điện

Cạo, nạo và đốt điện có thể là phương pháp cần thiết để loại bỏ một sừng da hoặc một dày sừng quang hoá nở rộng. Chữa lành vết thương có thể mất vài tuần hoặc lâu hơn, tuỳ thuộc cơ địa. Một mẫu xét nghiệm được gửi để kiểm tra bệnh lý.

Cắt bỏ

Cắt bỏ đảm bảo dày sừng đã được loại bỏ hoàn toàn và cần phải xác nhận bởi khoa nghiên cứu bệnh học. Các vết thương phẩu thuật được khâu lại. Chỉ khâu được lấy ra sau vài ngày, thời gian tuỳ thuộc vào kích thước và vị trí của tổn thương. Thủ thuật này để lại một vết sẹo vĩnh viễn.

Điều trị tại chỗ

Các loại kem bôi được sử dụng để điều trị các khu vực da bị tổn thương do nắng và các dày sừng quang hoá phẳng, đôi khi được sử dụng sau các phương pháp vật lý.

Là phương pháp hiệu quả nhất đối với vùng da mặt.

Xử lý trước với chất tiêu sừng (như kem urea, thuốc mỡ acid salicylic hoặc thuốc đắp retinoid) và làm sạch da triệt để cải thiện đáp ứng điều trị. Kết quả điều trị đa dạng và liệu trình điều trị có lẽ cần lặp lại theo thời gian. Ngoại trừ Gel Diclofenac, tất cả điều trị tại chỗ đều gây ra các phản ứng viêm cục bộ như đỏ, phồng rộp và khó chịu trong một khoảng thời gian dài hay ngắn tuỳ cơ địa.

  • Diclofenac thường được sử dụng như một loại thuốc chống viêm. Sử dụng gel này 2 lần mỗi ngày trong 3 tháng, nó được dung nạp khá tốt trong điều trị dày sừng quang hoá, nhưng kém hiệu quả hơn so với các lựa chọn khác trong các kem bôi được liệt kê ở đây.
  • 5-Fluorouracil là một tác nhân gây độc tế bào. Kem được dùng 2 lần mỗi ngày trong 2-8 tuần. Kem 5-Fluorouracil đôi khi được kết hợp với acid salicylic. Có thể tăng cường hiệu quả bằng thuốc mỡ Calcipotriol.
  • Kem Imiquimod là một chất điều chỉnh đáp ứng miễn dịch. Sử dụng trong 2 đến 3 lần mỗi ngày trong 4-16 tuần.
  • Liệu pháp quang động (Photodynamic therapy) liên quan đến việc sử dụng chất quang hoá (một hoá chất Porphyrin như methyl aminolevulanic acid) vào vùng bị ảnh hưởng trước khi phơi nhiễm với nguồn ánh sáng khả kiến.
  • Gel Ingenol mebulate có hiệu quả chỉ sau 2-3 lần sử dụng.

Phòng ngừa bệnh Dày sừng quang hoá

Dày sừng quang hoá được ngăn ngừa bằng cách bảo vệ da khỏi ánh nắng. Nếu đã bị dày sừng có thể cải thiện với kem chống nắng phổ rộng có hệ số chống nắng (SPF: sun protection factor) cao (50+) sử dụng hàng ngày và quanh năm ở những vùng da bị ảnh hưởng.

Số lượng và độ nghiêm trọng của dày sừng quang hoá cũng có thể được cải thiện bằng cách uống Nicotinamide (vitamin B3) 500mg hai lần mỗi ngày.

Những khả năng có thể xảy ra sau điều trị dày sừng quang hoá

Dày sừng quang hoá có thể tái phát vài tháng hoặc vài năm sau khi điều trị. Việc điều trị tương tự có thể được sử dụng lại hoặc có thể sử dụng phương pháp khác. Bệnh nhân đã được điều trị dày sừng quang hoá có nguy cơ xuất hiện dày sừng mới. Những dày sừng mới này cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư da khác đặc biệt là ung thư biểu mô tế bào vảy trong da, ung thư biểu mô tế bào vảy da xâm lấn, ung thư tế bào đáy và ung thư hắc tố.

Tài liệu tham khảo:

  1. Guidelines for the management of Actinic Keratoses (D de Berker, JM McGregor and BR Hughes) BJD, Vol. 156, No. 2, February 2007 (p222-230) – British Association of Dermatologists
  2. Cunningham TJ, Tabacchi M, Eliane JP, Tuchayi SM, Manivasagam S, Mirzaalian H, Turkoz A, Kopan R, Schaffer A, Saavedra AP, Wallendorf M, Cornelius LA, Demehri S. Randomized trial of calcipotriol combined with 5-fluorouracil for skin cancer precursor immunotherapy. J Clin Invest. 2017 Jan 3;127(1):106-116. doi: 10.1172/JCI89820. PubMed PMID: 27869649; PubMed Central PMCID: PMC5199703. PubMed.

 

One Comment

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.