Dùng thuốc OTC cho điều trị mất ngủ
Người dịch: Nguyễn Thảo – Trường đại học Dược Hà Nội
Hiệu đính: Nguyễn Thị Hương – Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1
Link: https://www.pharmacytimes.com
Nhiều cá nhân đánh giá thấp tầm quan trọng của việc có một giấc ngủ ngon cho đến khi họ trải qua giai đoạn mất ngủ. Mất ngủ được coi là một trong những sự phàn nàn từ bệnh nhân phổ biến nhất, xếp hạng thứ ba sau chứng đau đầu và cảm lạnh thông thường.1 Thống kê từ báo cáo của Trung tâm Quốc gia về Rối loạn giấc ngủ tại Viện Y tế Quốc gia cho biết khoảng 30% đến 40% người trưởng thành có một số triệu chứng liên quan đến chứng mất ngủ trong một năm và 10% – 15% báo cáo mất ngủ mạn tính. Tỷ lệ mất ngủ cao hơn ở những người lớn tuổi và phụ nữ. Nhiều phụ nữ gặp vấn đề về giấc ngủ trong suốt thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh.2 Tần suất mất ngủ tăng theo từng lứa tuổi và thường được quy cho một số tình trạng y tế khác.1,2 Theo kết quả của một cuộc khảo sát do Tổ chức nghiên cứu giấc ngủ Hoa Kì thực hiện vào tháng 3 năm 2009, số cá nhân báo cáo vấn đề về giấc ngủ đã tăng 13% kể từ năm 2001 và ước tính một phần ba dân số Mỹ báo cáo vấn đề ngủ bởi tình trạng kinh tế và tài chính cá nhân.3
Trong 8 năm qua, số người Mỹ ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm tăng từ 13% lên 20%, và những người báo cáo ngủ từ 8 giờ trở lên đã giảm từ 38% xuống 28% .3 Hơn nữa, theo khảo sát , ước tính 40% người Mỹ đồng ý rằng giấc ngủ quan trọng như một chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục cho sức khỏe toàn diện và 1 cuộc sống tốt; tuy nhiên, chỉ có 32% những người được khảo sát báo cáo các vấn đề về giấc ngủ tìm kiếm lời khuyên của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ.3 Theo một báo cáo trong 09 tháng 3 năm 2009, Phát hành bởi Archives of Internal Medicine, khoảng 50% bệnh nhân bị mất ngủ đã bị khó ngủ trong vòng 3 năm trở lên, và nên diễn đạt lại: xuất hiện các triệu chứng mất ngủ ít nhất 1 năm.
Nguyên nhân của chứng mất ngủ
Cá nhân bị mất ngủ có biểu hiện khó ngủ, khó đi vào giấc ngủ khi đi kèm với các giai đoạn thường xuyên tỉnh giấc và không cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi tỉnh giấc.1 Một số yếu tố có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các cơn mất ngủ, và những yếu tố này có thể được phân loại là tâm lý, thể chất và môi trường. Ví dụ về các yếu tố phổ biến bao gồm 1 :
• Căng thẳng hoặc lo lắng
• Trầm cảm
• Thay đổi môi trường, thói quen hoặc lịch trình
• Một số tình trạng y tế như viêm khớp, suy tim sung huyết, bệnh trào ngược dạ dày rối loạn hô hấp và rối loạn tâm thần
• Sử dụng một số tác nhân dược lý, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc hạ
huyết áp, và các amin giao cảm
• Sử dụng caffein, nicotin và rượu
Các loại mất ngủ
Mất ngủ có thể được phân loại gồm mất ngủ nguyên phát và thứ phát. Mất ngủ nguyên phát thường kéo dài từ 1 tháng trở lên và nguyên nhân trực tiếp không phải từ các rối loạn giấc ngủ khác, tình trạng bệnh lý chung, rối loạn tâm thần, hay do sử dụng bất kỳ tác nhân dược lý nào cả.1,4 Mất ngủ thứ phát là dạng mất ngủ phổ biến nhất, có 8 trong số 10 cá nhân bị mất ngủ.4-7 Nguyên nhân dẫn tới mất ngủ thứ phát là rõ ràng, chẳng hạn như một số bệnh lý hoặc tác nhân dược lý .4-7
Mất ngủ còn có thể được phân loại dựa trên thời gian và mức độ nghiêm trọng của tình trạng1,6,7 :
1. Thoáng qua (Có giới hạn và kéo dài mất ngủ dưới 1 tuần; thường do căng thẳng tạm thời, lo lắng hoặc thay đổi lịch trình).
2. Cấp tính hoặc ngắn hạn (kéo dài 1-3 tuần; thường do stress kéo dài hoặc lo âu).
3. Mạn tính (kéo dài hơn 3 tuần, thường có nguyên nhân do tiền sử sức khỏe, rối loạn tâm thần, hoặc lạm dụng dược chất).
Điều trị chứng mất ngủ
Mất ngủ có thể tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của từng cá nhân và khả năng thực hiện các công việc hàng ngày. Các cá nhân bị mất ngủ có thể gặp các triệu chứng như khó chịu, khó tập trung, suy giảm nhận thức, mệt mỏi cực độ và lo âu. Trước khi đề xuất điều trị, nên đánh giá các nguyên nhân, thời gian và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng mất ngủ để xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hiện nay, một số sản phẩm không kê đơn được chỉ định để điều trị rối loạn giấc ngủ cấp tính và thoáng qua ở những bệnh nhân đôi khi gặp vấn đề về giấc ngủ (Xem Bảng)
Một số sản phẩm OTC điều trị mất ngủ trên thị trường |
Diphenylamin- Đơn thành phần-Kháng Histamin, sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ |
Tylenol simply sleep (25mg) Nytol Nighttime Sleep Aid Quick, viên nang (25mg) Seminex, dạng uống (25mg) Unisom SleepGels (50mg) Unisom SleepMelts (25mg) |
Sản phẩm chứa doxylamine succinate |
Unisom SleepTabs, viên nén (25mg) |
Sản phẩm phối hợp thuốc giảm đau-kháng Histamin |
Advil PM (Ibuprofen 200mg, diphenhydramine citrate 38mg) Alka Seltzer PM (aspirin 500mg, diphenhydramine 38mg) Bayer PM (aspirin 500mg, diphenhydramine 38.3mg) Excedin PM (acetaminophen 500mg, diphenhydramine 38mg) Bột Goody’s PM (acetaminophen 1000mg diphenhydramine 76mg) Legatrin PM, viên nang, thuốc giảm đau với công thức tiên tiến hỗ trợ giấc ngủ (acetaminophen 500mg, diphenhydramine.HCl 50mg) Tylenol PM (acetaminophen 500mg, diphenhydramine.HCl 25mg) |
Sản phẩm chứa Melatonin |
Melatonin nguồn gốc tự nhiên (3mg) Natrol melatonin giải phóng kéo dài, viên nén (5mg) Bounty Melatonin thiên nhiên sức mạnh tối đa, viên nén (5mg) Sundown Melatonin, viên nén (3mg) Twinlab Melatonin, viên nén (2mg) |
Sản phẩm chứa Valerian |
Nature’s Way Valerian Nighttime, hỗ trợ giấc ngủ tự nhiên, viên nén Nature’s Rescurce Valerian, viên nang |
Các sản phẩm kết hợp khác |
Alluna Sleep, thảo dược bổ sung Boiron quietude, dành cho mất ngủ và ngủ không sâu Hyland’s Calms Forte Non-Habit, viên nén hỗ trợ giấc ngủ. Hyland’s, Calms Forte 4 Kids Midnite Sleep Aid NatraBio viên nén Nature made sleep natural sleep aid Rapid sleep pm |
Những người bị chứng mất ngủ dưới 12 tuổi, từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú, và những người có tiền sử về vấn đề sứa khỏe nên tham vấn với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe trước khi sử dụng bất kỳ thuốc hỗ trợ giấc ngủ không kê đơn nào. Bên cạnh đó, nên khuyên bệnh nhân không nên dùng bất kỳ sản phẩm trợ giúp giấc ngủ nào khác hoặc bất kỳ sản phẩm nào có thể chứa thuốc kháng histamine – kể cả sử dụng các sản phẩm kháng histamine tại chỗ – trong khi dùng các dụng cụ hỗ trợ giấc ngủ. Ngoài ra, dược sĩ có thể đề xuất các biện pháp không dùng thuốc có thể làm tăng khả năng ngủ ngon và giới thiệu bệnh nhân bị mất ngủ mãn tính tới nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đảm bảo, thảo luận về các loại thuốc kê theo đơn cho điều trị chứng mất ngủ.
Phương pháp hỗ trợ điều trị rối loạn giấc ngủ không dùng thuốc: • Tạo không gian thuận lợi cho |
Để biết thêm thông tin về chứng Rối loạn giấc ngủ, hãy truy cập các Website: • Tổ chức nghiên cứu rối loạn |
Tham khảo
- Kirkwood C, Melton S. Insomnia In: Berardi R, Newton G, McDermott JH, et
al, eds. Handbook of Nonprescription Drugs. 16th ed. Washington, DC: American
Pharmacists Association; 2009:869-881. - Insomnia Facts. National Sleep Foundation website.
http://www.sleepfoundation.org/sleep-facts-information/study-hall.
3. One–third of Americans lose sleep over economy. National Sleep Foundation.
http://www.sleepfoundation.org/sites/default/files/2009%20NSF%
20POLL%20PRES S%20RELEASE.pdf.Accessed January 2, 2010.
4. Kelly J.Insomnia last for years of left untreated. Medscape website.
http://www.medscape.com/viewarticle/589428. Accessed January 2, 2010.
5. Insomnia. Medline Plus website. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/000805.htm. Accessed January2,
2010.
6. Types of Insomnia. Shuteye.com website. www.shuteye.com/what-is
insomnia/types-of-insomnia.aspx. Accessed January 2, 2010.
7. What is Insomnia? National Heart, Lung and Blood Institute
website. www.nhlbi.nih.gov/health/dci/Diseases/inso/inso_all.html
Accessed January 2, 2010.
8. Diphenhydramine Product Information. Medscape website.
http://www.medscape.com/druginfo/dosage?
drugid=93203&drugname=Diphenhyd-ramine+Citrate+Oral&monotype=default. Accessed January 2, 2010.