Hướng dẫn xử lý thoát mạch trong điều trị hoá trị
DS. Dương Hà Minh Khuê. TS.DS. Võ Thị Hà
1. Các tác dụng không mong muốn khi điều trị hóa trị
Các thuốc điều trị ung thư có tác dụng kìm chế sự phát triển của khối u bằng cách ức chế quá trình nhân lên của khối u. Tuy nhiên sự nhân lên là đặc tính của cả tế bào bình thường, do vậy các hoá chất điều trị ung thư sẽ tác động lên cả tế bào lành, gây tác dụng có hại.
Trong cơ thể, các cơ quan có tế bào phân chia nhanh, mạnh là: tuỷ xương (gây suy tủy), nang tóc (rụng tóc), cơ quan sinh dục (thiểu năng sinh dục, quái thai), niêm mạc đường tiêu hoá (nôn, tiêu chảy)… nên tác dụng không mong muốn của các hoá chất chống ung thư sẽ biểu hiện sớm nhất ở những cơ quan này. Ngoài ra, một số thuốc tác động đặc trưng trên một số cơ quan: hệ thần kinh (Alcaloid), xơ phổi (Bleomycin), tim (Doxorubicin), viêm bàng quang chảy máu (Endoxan, Isphosphamid).
Bảng 1: Các tác dụng có hại theo cơ quan khi điều trị hóa trị
2. Thoát mạch
Bài này trình bày sâu về thoát mạch khi dùng hóa trị.
Định nghĩa:
Thoát mạch là sự rò hoặc xâm nhập của thuốc vào tổ chức dưới da.
Thoát mạch trong khi truyền hóa trị là tai biến thường xảy ra khi sử dụng tĩnh mạch ngoại vi để truyền. Nồng độ các thuốc hóa trị tại nơi thoát mạch cao, một số thuốc hóa trị lại có tác dụng kích thích, trong khi một số thuốc khác lại gây hoại tử. Vì vậy việc nhận biết, phát hiện sớm và xử trí kịp thời thoát mạch là cần thiết nhằm hạn chế tối đa những tổn thương, biến chứng cho người bệnh.
Phân loại các thuốc hóa trị theo nguy cơ thoát mạch:
Các thuốc hóa trị có thể phân loại dựa mức độ nghiêm trọng gây hoại tử khi thoát mạch thành 3 nhóm:
• Nhóm chất không phỏng: ít gây tổn thương nhất)
• Nhóm chất gây kích thích: gây viêm hoặc đau tại vị trí thoát mạch.
• Nhóm gây phỏng: khi thoát mạch có thể gây hoại tử mô hoặc lột da
Xử lý và chăm sóc thoát mạch trong điều trị hóa trị
a. Các yếu tố nguy cơ gây thoát mạch:
Thoát mạch xảy ra trong khi truyền hóa trị do nhiều yếu tố:
• BN ung thư: có tĩnh mạch mỏng, yếu và di động
• Mạch máu nhỏ (trẻ em, trẻ sơ sinh)
• Tĩnh mạch yếu (người cao tuổi, bị ung thư)
• Tĩnh mạch cứng, xơ hóa
• Tĩnh mạch bị di chuyển
• Tuần hoàn bị tắc (vị trí đặt cannula bị u, phù hay áp suất tĩnh lạch tăng)
• Bệnh mắc kèm (đái tháo đường, hội chứng Raynaud, tổn thương do xạ trị)
b. Hướng dẫn lưu trữ thông tin khi xảy ra thoát mạch
Với mỗi trường hợp thoát mạch xảy ra cần được ghi chép và báo cáo rõ ràng, đầy đủ. Những thông tin sau cần được ghi chép đầy đủ để đảm bảo tính an toàn cho bệnh nhân:
- Tên bệnh nhân và mã bệnh nhân
- Ngày và thời gian xảy ra thoát mạch
- Nêu tên thuốc thoát mạch và chất giải độc sử dụng (nếu có)
- Dấu hiệu và triệu chứng (bao gồm cả lời khai từ bệnh nhân)
- Ghi rõ đường dùng thuốc
- Mô tả vùng thoát mạch (ghi rõ lượng thuốc sử dụng)
- Các bước xử lý
Bệnh nhân phải được thông báo về mức độ và pham vi thoát mạch.
c. Các nguyên tắc chung để xử lý:
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- J. A. Pérez Fidalgo et al. Management of chemotherapy extravasation: ESMO–EONS Clinical Practice Guidelines. Annals of Oncology, Volume 23, Issue suppl_7, 1 October 2012, Pages vii167–vii173.
- GS.TS Nguyễn Bá Đức. Xử trí các tác dụng phụ cấp do điều trị hóa trị Ung thư. Bệnh viện K.
- GS.TS Nguyễn Bá Đức. Chăm sóc và điều trị triệu chứng cho bệnh nhân ung thư. Nhà xuất bản Y học.
- Manouchkathe Cassagnol et al. Management of Chemotherapy Extravasations. US Pharm. 2009;34(9)(Oncology suppl):3-11.
- WOSCAN Cancer Nursing and Pharmacy Group (2009). Chemotherapy extravasation guideline.
- European Oncology Nursing Society. Extravasation guidelines 2007