Menu

Làm gì khi bạn nghi hoặc bị mắc COVID mà chưa đến được bệnh viện?

Nguồn: https://5fteam.com/cham-soc-covid-19-coronavirus-tai-nha-cho-nguoi-lon/?fbclid=IwAR3eBCAbTkgoy7nz9KMKDFWj4Zp8ZkMdoejtOTn3n9sN30A2TZPmdn31rXg#

Thông tin dành cho người lớn

Gọi điện thoại cho bệnh viện gần nhà hoặc hotline để xin xét nghiệm, nhập viện. Lưu ý, một số bệnh nhân vẫn cảm thấy khỏe mạnh dù nồng độ oxi trong máu giảm nhiều. Ngày thứ 5 đến 11 sau khi xuất hiện triệu chứng là thời điểm dễ bị chuyển nặng nên cần theo dõi sát.

Danh sách hotline các bệnh viện TP HCM tại đây.

Danh sách các địa điểm xét nghiệm COVID tại TP HCM tại đây.

Danh sách các bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng tại TP HCM tại đây.


8 ĐIỀU CẦN LÀM KHI CHỜ TỚI BỆNH VIỆN

  1. Ghi lại ngày đầu tiên xuất hiện triệu chứng.
  2. Tự cách ly trong phòng riêng, mở cửa sổ để tăng thông gió. Luôn đeo khẩu trang. Xem hướng dẫn tại ĐÂY.
  3. Uống nhiều nước, uống oresol để bù nước.
  4. Tập thể dục nhẹ nhàng. Xem các chương trình giải trí, thư giãn.
  5. Nằm nghiêng hoặc nằm sấp nếu tư thế này làm cho bạn thấy dễ chịu.
  6. Đo nhịp thở bằng cách đặt bàn tay lên ngực, thư giãn, thở đều và đếm số lần lồng ngực nhô lên trong 1 phút.
  7. Kiểm tra độ bão hòa oxy ít nhất 3-4 lần/ngày (bằng máy đo kẹp ngón tay, khi nghỉ ngơi). Xem cách đo ở hình cuối bài.
  8. Uống Paracetamol nếu sốt ≥ 38,5oC.
    • Người lớn ≤ 70 kg: 1-1,5 viên 500 mg/lần; > 70 kg: 2 viên 500 mg/lần. 3-4 lần/ngày, cách tối thiểu 4-6h/lần, không quá 4 lần/ngày.
    • Trẻ em: 10-15 mg/kg/lần, cách 4-6 h/lần, không quá 4 lần/ngày. Liều tối đa tính theo cân nặng không được vượt quá 500 mg.
    • Không uống THÊM các thuốc cảm cúm khác có chứa paracetamol hoặc acetaminophen.
    • Người có tiền sử dị ứng với Paracetamol hoặc đang bị viêm gan không nên dùng.

9 DẤU HIỆU CẦN TỚI bệnh viện cấp cứu COVID hoặc bệnh viện gần nhất ngay

  1. Độ bão hòa oxy trong máu < 94% 
  2. Nhịp thở > 24 lần/phút
  3. Đau ngực, cảm giác thắt ngực
  4. Khó thở khi vận động
  5. Không thể nói đầy đủ câu
  6. Bị lẫn lộn về thời gian và địa điểm
  7. Da xanh, môi nhợt
  8. Không tự đi, không tự cầm nắm, ăn uống được
  9. Lạnh đầu ngón tay, ngón chân

Cần cẩn trọng hơn với người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, suy dinh dưỡng, béo phì, thiếu máu nặng, khuyết tật, sống một mình, rối loạn tâm thần.


Hướng dẫn đo độ bão hòa oxi trong máu (nguồn: BS Nguyễn Như Vinh)

Cách thở oxy tại nhà

Chi tiết xem tại ĐÂY.


Bạn có thể tham khảo tóm tắt điều trị COVID của Bộ Y tế

Đây là tài liệu dịch tóm lược từ tài liệu của nhóm các nhà khoa học INDIA COVID SOS. Bài viết chỉ nhằm cung cấp thông tin chăm sóc cơ bản, không thể thay thế được tư vấn và chăm sóc của cán bộ y tế. Xin hãy liên hệ với bác sĩ của bạn, với các cán bộ y tế có trình độ đáng tin cậy, các chuyên gia đúng chuyên ngành và những người có thẩm quyền. Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi cấp cứu 115.

Tài liệu gốc:

https://www.indiacovidsos.org/home-care/covid-management-at-home

Nhấp để truy cập English+final.pdf

 

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.