Menu

Loại thuốc OTC nào có nguy cơ quan trọng trong các bệnh tim mạch?

Dịch: SVD3. Trần Thị Ngọc Huyền – Đại học Y Dược Huế

Hiệu đính: SVD4. Mai Trần Khánh Quân – Đại học Y Dược Huế

Nguồn https://www.pharmacytoday.org/article/S1042-0991(18)30567-X/fulltext 

 

Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về những nguy cơ tiềm tàng của các thuốc không kê đơn (OTC), đặc biệt là nhóm thuốc NSAID và các thuốc giảm acid ví dụ: ức chế bơm proton (PPIs) và đối vận receptor histamine 2 (H2RAs). Mặc dù những thuốc này nhìn chung là an toàn nếu được sử dụng đúng như theo hướng dẫn trên bao bì đóng gói của nhà sản xuất, tuy nhiên bệnh nhân không phải lúc nào tuân theo hướng dẫn, và điều này đã làm gia tăng những trường hợp rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, các bác sĩ lâm sàng không chỉ phải giám sát những bằng chứng về việc sử dụng thuốc OTC, những nguy cơ có thể xảy ra mà còn phải giám sát tất cả những chứng cứ liên quan đến các thuốc này. Vào tháng này, chúng tôi sẽ xem xét một số các tài liệu mới về những nguy cơ mắc bệnh tim mạch (CVD) gây ra bởi những loại thuốc này.

Thuốc giảm acid

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành một nghiên cứu hồi cứu về bảo hiểm yêu cầu thông tin từ hai nguồn dữ liệu – một nhóm là các bệnh nhân tham gia bảo hiểm thương mại, nhóm còn lại là các bệnh nhân tham gia chương trình Medicare  – để xác định liệu các bệnh nhân dùng PPI hoặc H2RA có làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hay không. Không có một số liệu nào về việc sử dụng thuốc OTC, vì tất cả thông tin đều được lấy từ việc dùng theo toa hay dùng do yêu cầu cá nhân và các chẩn đoán nhồi máu cơ tim (MI) đã được thực hiện thông qua dữ liệu đặc trưng mã ICD-9 trong hồ sơ của bệnh nhân.

Như đã được kì vọng, số lượng ca nhồi máu cơ tim (MI) trên 1000 ca tham gia là cao hơn đáng kể trong dữ liệu Medicare. Tuy nhiên, không có điểm khác biệt nổi bật được tìm thấy ở tỉ lệ nhồi máu cơ tim cho từng nhóm thuốc tại ba thời điểm của dữ liệu mà đã được so sánh (3 tháng, 12 tháng, 36 tháng sau khi bắt đầu dùng thuốc), mặc dù ở các nhóm thuốc, tỉ lệ này làm tăng thời gian điều trị. Nhiều tác giả cho rằng, trên tất cả các yếu tố được xem xét, chưa có yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân sử dụng thuốc PPI so với với bệnh nhân sử dụng H2RA, tuy nhiên những bệnh nhân lớn tuổi được điều trị với nhiều liệu pháp đồng thời thì thấy có nguy cơ cao hơn.(1)

Một vấn đề khác cần quan tâm nữa đó là PPIs là thuốc có nguy cơ làm gia tăng đột quỵ. Các nhà nghiên cứu tiến hành một nghiên cứu quan sát trên hai nhóm bệnh nhân – một nhóm sử dụng thuốc PPIs và nhóm còn lại không sử dụng – để xác định nguy cơ đột quỵ ở mô hình điều chỉnh theo tuổi. Họ thấy rằng có tỉ lệ nguy hiểm là 1.11 trong tất cả các trường hợp đột quỵ và 1.08 cho trường hợp đột quỵ do thiếu máu cục bộ, với một con số khác đạt đến mức có ý nghĩa. Nhân tố đặc biệt gây nguy cơ bao gồm béo phì, tiền sử đái tháo đường hoặc bệnh mạch vành. Nghiên cứu này không đánh giá việc sử dụng thuốc OTC hoặc liều cụ thể hoặc thời gian sử dụng thuốc PPI. (2)

Thông tin về NSAIDs, nhồi máu cơ tim

Việc sử dụng nhóm thuốc NSAIDs đã được báo cáo làm tăng nguy cơ của các bệnh tim mạch và đột quỵ. Đầu tiên FDA đưa ra những thông tin về nguy cơ này vào năm 2005 và yêu cầu các công ty sản xuất phải cảnh báo trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Vào tháng 11 năm 2017, FDA đã đưa ra một cập nhật cảnh báo cho người sử dụng về việc gia tăng nguy cơ các bệnh tim mạch và đột quỵ với nhóm thuốc NSAIDs và tuyên bố rằng “Nguy cơ đau tim và đột quỵ có thể xảy ra sớm trong điều trị, thậm chỉ trong vài tuần đầu tiên.

FDA cũng yêu cầu các công ty sản xuất NSAIDs không kê đơn cập nhật các thông tin về nguy cơ đau tim và đột quỵ trên nhãn thuốc. Judy Racoosin, Bác sĩ, Thạc sĩ y tế công cộng, Phó giám đốc của Cục thuốc an thần, giảm đau và gây nghiện FDA cho rằng “Đây không phải là giai đoạn của việc sử dụng thuốc mà không được cảnh báo về nguy cơ”.(3)

Một nghiên cứu gần đây từ Đài Loan đã đánh giá bệnh nhân phải nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp tính (AMI) để xác định vai trò quan trọng của việc sử dụng NSAID, nhiễm trùng cấp tính đường hô hấp (ARI), hoặc cả hai. Các nghiên cứu trước đã chỉ ra cả việc sử dụng thuốc NSAIDnhiễm trùng đường hô hấp là hai yếu tố nguy cơ gây nhồi máu cơ tim cấp tính. Các tác giả đã xem xét dữ liệu được yêu cầu và tiến hành đánh giá bốn nhóm để xác định nguy cơ nhồi máu cơ tim cấp tính: Nhóm 1 là sử dụng NSAIDs trong quá trình bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, nhóm 2 là chỉ sử đụng NSAIDs đơn độc, nhóm 3 là chỉ mắc nhiễm khuẩn đường hô hấp, và nhóm 4 là nhóm còn lại. Bệnh nhân tự giám sát mình trong vòng 365 ngày.

Các bệnh nhân nhồi máu cơ tim nhìn chung có tỉ lệ mắc các bệnh kèm theo cao hơn và có thể phải phối hợp nhiều liệu pháp điều trị. Tỉ lệ chênh lệnh cho việc mắc một lần nhồi máu cơ tim là 341 cho nhóm 1; 2.65 cho nhóm 2; 1.47 cho nhóm 3 và 1.00 cho nhóm 4. Các sữ liệu cũng chỉ ra rằng nguy cơ vẫn còn ở mức cao thậm chí khi việc sử dụng NSAIDs là cách xa bệnh nhồi máu cơ tim (lên đến 30 ngày vs 7 ngày) (4)

Trong một bài phân tích meta được tiến hành để xác định nguy cơ của nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân sử dụng NSAIDs, các tác giả đã xem xét vô số các nghiên cứu, bao gồm dữ liệu từ 4 thử nghiệm với 61,460 bệnh nhân và 385,000 người tham gia được kiểm soát. Dữ liệu được đánh giá trong khoảng thời gian 7 ngày, 8 đến 30 ngày hoặc hơn 30 ngày. Dữ liệu này cũng chỉ ra rằng những yếu tố làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim là: tăng sử dụng NSAID hàng ngày, sử dụng liều cao trong 8 ngày hoặc nhiều hơn 8 ngày, sử dụng ibuprofen (>1200 mg/ngày) trong 8 ngày và nhiều hơn 8 ngày hoặc naproxen (>750mg/ngày) trong 8 đến 30 ngày.(5) Chú ý rằng, hai loại NSAIDs được tìm ra có nguy cơ cao nằm trong nhóm thuốc không cần kê đơn (OTC).

Nguy cơ thấp và gia tăng nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim

Tóm lại, một xem xét gần đây cho rằng: PPIs và H2RAs có nguy cơ thấp gây ra hoặc làm tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch hoặc đột quỵ. Ngược lại, hai thuốc NSAIDs không kê đơn, là ibuprofen và naproxen, là có khả năng làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và các thuốc này nên được dùng thận trọng với các bệnh nhân có xuất hiện các bệnh tim mạch trước đó.

Tài liệu Tham khảo

  1. (doi:)2017: https://doi.org/10.1053/j.gastro.2017.10.042
  2. doi:)2018; https://doi.org/10.1053/j.gastro.2017.12.006
  3. fda.gov/forconsumers/consumerupdates/ucm453610.htm
  4. J Infect Diseases.2017; 215: 503–509
  5. bmj.com/content/357/bmj.j1909

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.