Mối liên quan giữa PPI và nguy cơ tổn hại gan
Ths.DS. Phan Thị Thu – Khoa Y Dược – Đại học Thành Đô
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy việc sử dụng các chất ức chế bơm proton (PPIs) có thể làm thay đổi vi khuẩn đường ruột và có thể thúc đẩy bệnh gan.
Họ cũng chỉ ra mối liên hệ giữa tổn hại gan do lạm dụng rượu và sử dụng PPI.
Qua một loạt các thí nghiệm ở chuột và người, nhóm nghiên cứu thuộc Trường Y thuộc Đại học California San Diego nhận thấy rằng sự giảm acid dạ dày thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn Enterococcus trong ruột.
Các nhà nghiên cứu cho biết vi khuẩn có thể di chuyển đến gan, nơi chúng làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và làm trầm trọng thêm bệnh gan mạn tính.
Các nhà nghiên cứu sử dụng kỹ thuật di truyền hoặc PPI để giảm sản xuất acid dạ dày, sau đó phân tích các mẫu phân để xem xét vi sinh vật ở ruột. Sự gia tăng vi khuẩn Enterococcus ở những con chuột bị ức chế acid đã làm tăng sự tiến triển của bệnh gan do rượu gây ra, bệnh gan nhiễm mỡkhông do rượu (NAFLD) và viêm gan siêu vi.
Trong một nghiên cứu riêng biệt với 4.830 bệnh nhân có chẩn đoán lạm dụng rượu kinh niên – 1.024 người sử dụng PPI, 745 người sử dụng trước đó, và 3061 người chưa bao giờ sử dụng PPI – các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên hệ giữa lượng PPI và nồng độ Enterococcus tăng.
Họ cũng báo cáo rằng tỷ lệ bệnh gan ở những người lạm dụng rượu thường xuyên và sử dụng PPI cao hơn 8,3% so với những người không bao giờ dùng thuốc này.
Theo Bernd Schnabl, phó giáo sư về hệ tiêu hóa, cho biết: “Dạ dày chúng ta sản xuất acid dạ dày để tiêu diệt các vi khuẩn ăn vào, và dùng thuốc để kiềm chế sự tiết acid của dạ dày có thể thay đổi thành phần của vi khuẩn trong ruột.
“Các phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng sự gia tăng gần đây về việc sử dụng các thuốc giảm acid dạ dày có thể đã góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh gan mạn tính.
“Chúng tôi tin rằng các bác sĩ lâm sàng nên cân nhắc sử dụng thuốc giảm acid dạ dày trừ khi thật cần thiết.”
Nguồn: http://www.pharmaceutical-journal.com/news-and-analysis/news-in-brief/proton-pump-inhibitors-linked-to-liver-disease-researchers-find/20203706.article