Menu

Nâng cao kiến thức và thực hành của nhân viên nhà thuốc trong việc quản lý bệnh tiêu chảy ở trẻ em VN

Dịch: SVD3. Trần Thị Diễm Thanh – Đại học Y Dược Huế

Hiệu đính: SVD4. Huỳnh Thị Thảo Uyên – Đại học Y Dược Huế

Nguồn: http://journals.plos.org/plosone/article?id=10.1371/journal.pone.0074882#pone-0074882-g001

 

Tổng quan

Tại nhiều quốc gia đang phát triển, các nhà thuốc tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin và dịch vụ sức khoẻ đến cộng đồng địa phương về những vấn đề sức khoẻ thông thường. Mục đích của việc nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng trung hạn của việc can thiệp giáo dục đến hiểu biết và thực hành của nhân viên nhà thuốc đối với việc quản lý bệnh tiêu chảy ở trẻ em Việt Nam.

Phương thức

Đây là một nghiên cứu đánh giá trước và sau can thiệp với sự khác biệt giữa lần lượt 32 và 44 tháng kể từ thời điểm khảo sát ban đầu đến lúc kết thúc đào tạo và thời điểm kết thúc khảo sát. Sự can thiệp bao gồm mở lớp đào tạo cho nhân viên nhà thuốc, in dán tài liệu tại nhà thuốc, và giám sát hỗ trợ.

Kiến thức cũng như thực hành trên thực tế của nhân viên nhà thuốc đã được khảo sát trước và sau can thiệp.

Kết quả

Sau khi được can thiệp, những cải thiện đáng kể (p<0.01) đã được ghi nhận trên tất cả các tiêu chí có liên quan đến kiến thức của nhân viên nhà thuốc về bệnh tiêu chảy ở trẻ em; ví dụ như, 31% và 60% nhân viên tham gia khảo sát đã hỏi về cân nặng của trẻ cũng như các triệu chứng đi kèm, lần lượt tăng thêm 11% và 45% so với khảo sát ban đầu. Dung dịch uống bù nước và điện giải (Oral rehydration solution) là sản phẩm được đề nghị thường xuyên nhất (97% đến 99%), nhưng lợi khuẩn và thuốc trị tiêu chảy lại là sản phẩm thường được kê đơn nhất tại nhà thuốc. Các cơ sở y tế công cộng vẫn là nơi được các nhà thuốc ưu tiên giới thiệu, tuy nhiên việc sử dụng các phòng khám tư cũng đang ngày càng được tăng lên. Những tư vấn và lời khuyên dành cho người chăm sóc bệnh nhân cũng đã được cải thiện, bên cạnh đó, vẫn còn những thiếu sót đáng kể giữa kiến thức và thực hành của nhân viên trong hệ thống ngành dược trên thực tế.

Kết luận

Đào tạo can thiệp đã có hiệu quả trong việc nâng cao kiến thức và thực hành của nhân viên nhà thuốc đối với việc quản lý bệnh tiêu chảy ở trẻ. Kiến thức và thực hành của nhân viên trong hệ thống ngành dược trên thực tế không phải lúc nào cũng tương đồng; vẫn cần phải có những quy định và hệ thống thực thi pháp luật chặt chẽ hơn nữa. Việc can thiệp nhằm nâng cao thực hành nhà thuốc ở các quốc gia đang phát triển cần phải được chú trọng, thực hiện một cách toàn diện và dựa trên các thực chứng.

Sơ đồ 

  Khảo sát ban đầu Khảo sát khi kết thúc dự án
Giới tính [n%]
Nữ 225 [80] 204 [74]
Nam 56 [20] 71 [26]
Trình độ chuyên môn [n %]
Dược sĩ [sau đại học] 9 [3.2] 1 [0.4]
Dược sĩ [đại học] 14 [5.0] 17 [6.2]
Dược sĩ [trung cấp] 155 [55.2] 179 [65.0]
Phụ tá dược sĩ 99 [35.2] 77 [28.0]
Khác 4 [1.4] 1 [0.4]
Tuổi và kinh nghiệm [năm]
Tuổi trung bình 41.6 43.8
Kinh nghiệm làm việc trung bình 14.5 15.3
Lượng khách trung bình mỗi ngày 46 62

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.