Nhiễm khuẩn liên quan đến catheter trong lòng mạch – ABCs
ThS.DS. Lương Thị Hải Vân – Khoa Dược, BV Nhân Dân Gia Định Tp Hồ Chí Minh
Nếu làn da giống như bức tường thành của cơ thể con người thì các catheter trong lòng mạch như những chiếc xe phá thành làm phá vỡ sự bảo vệ đó, cho phép vi khuẩn xâm nhập vào dòng máu nằm dưới dễ bị tổn thương. Vì các catheter trong lòng mạch là thành phần thiết yếu trong chăm sóc bệnh viện hiện đại nên các nhiễm trùng liên quan đến catheter khá phổ biến, xảy ra với tỉ lệ 200.000 ca/năm tại Hoa Kỳ. Rõ ràng là việc nhận biết và điều trị phù hợp những nhiễm khuẩn này rất quan trọng.
Việc chẩn đoán các nhiễm trùng liên quan đến catheter trong lòng mạch còn nhiều khó khăn do việc xác nhận thường đòi hỏi việc rút hoặc cấy catheter. Tuy nhiên, những nhiễm khuẩn này nên được nghi ngờ ở bất kì ai có catheter trong lòng mạch và sốt không rõ nguyên nhân. Sự viêm nhiểm hoặc tình trạng có mủ ở chỗ lối ra của catherter là đặc trưng nhưng không chính xác với các nhiễm trùng catheter. Sự tăng trưởng của vi khuẩn từ nuôi cấy máu làm gia tăng sự nghi ngờ với các nhiễm trùng này,
Hầu hết các nhiễm trùng liên quan đến catheter trong lòng mạch được gây ra bởi hệ vi khuẩn trên da nhiễm vào catheter trong quá trình đặt hoặc di chuyển sau khi đặt. Vì thế, không có gì lạ khi coagulase-negative staphylococci (nhất là Staphylococcus epidermidis) và Staphylococcus aureus là các tác nhân gây bệnh thường liên quan đến các nhiễm trùng catheter (Bảng 23-1). Ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc bệnh nặng, trực khuẩn gram âm hiếu khí cũng gây ra những nhiễm trùng này ở một tỉ lệ đáng kể.
Bảng 23-1: Vi khuẩn gây viêm phổi mắc phải cộng đồng
Vi khuẩn |
Tỉ lệ mắc |
Coagulase-negative staphylococci | 32-41% |
Staphylococcus aureus | 5-14% |
Trực khuẩn gram âm đường ruột | 5-11% |
Pseudomonas aeruginosa | 4-7% |
Bảng 23-2: Trị liệu kháng sinh theo kinh nghiệm trong nhiễm trùng liên quan đến catheter trong lòng mạch
Nhóm kháng sinh |
Kháng sinh |
Kháng methicillin không phổ biến | |
● Penicillin kháng tụ cầu | Nafcillin, oxacillin |
Kháng methicillin phổ biến | |
● Glycopeptide | Vancomycin |
Bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc bệnh nặng | |
Thêm cephalosporin | Ceftazidime, cefepime |
Điều trị theo kinh nghiệm các nhiễm trùng liên quan đến catheter trong lòng mạch tập trung vào tụ cầu. Vancomycin đã trở thành tác nhân được lựa chọn trong rất nhiều vị trí (Bảng 23-2 và Hình 23-1). Ở nhiều vùng và bệnh viện nơi chủng tụ cầu kháng methicillin hiếm gặp, oxacillin hoặc nafcillin có thể được sử dụng. Ở bệnh nhân bệnh nặng hoặc suy giảm miễn dịch, nhóm cephalosporin thế hệ 3 hoặc 4 (ceftazidime, cefepime) nên được thêm vào để bao phủ trực khuẩn gram âm đường ruột và Pseudomonas aeruginosa. Một khi vi khuẩn gây bệnh được định danh từ cấy máu hoặc từ chính catheter, chế độ trị liệu bằng kháng sinh nên tập trung vào vi khuẩn đã được định danh. Tuy nhiên, trong hầu hết trường hợp trị liệu kháng sinh đơn độc là chưa đủ; thường cần phải loại bỏ catheter.
ĐỌC THÊM
Fätkenheuer G, Cornely O, Seifert H. Clinical management of catheter-related infections. Clin Microbiol Infect. 2002;8:545–550.
Mermel LA, Farr BM, Sherertz RJ, et al. Guidelines for the management of intravascular catheterrelated infections. Clin Infect Dis. 2001;32:1249–1272.