Menu

Nhiễm trùng ổ bụng – ABCs

Dịch: DS. Dương Thị Thanh, BV HNĐK Nghệ An

Hiệu đính: DS. Võ Thị Hà

Nguồn: Antibiotic basic for clinic

 

Nhiễm trùng ổ bụng bao gồm viêm phúc mạc, nhiễm trùng đường mật, áp xe lách, viêm ruột thừa, viêm túi thừa và nhiễm trùng sau khi mất tính toàn vẹn ruột do chấn thương hoặc phẫu thuật. Hầu hết các hội chứng thông thường là nhiễm trùng  tại vị trí vô trùng của ổ bụng do hệ vi khuẩn tại đường ruột. Vì vậy, chúng thường là vi khuẩn hỗn hợp trong tự nhiên gây ra bởi vi khuẩn hiếu khí, trực khuẩn tùy khí gram âm, trực khuẩn kị khí, cầu khuẩn hiếu khí gram dương (Bảng 24.1). Những nhiễm khuẩn này có thể khá nghiêm trọng, thường xuyên gây nhiễm khuẩn huyết và tử vong ở bệnh nhân.

Bảng 24.1 Các vi khuẩn gây nhiễm trùng ổ bụng phức tạp

Vi khuẩn

%  bệnh nhân

Escherichia coli 71
Klebsiella spp. 14
Pseudomonas aeruginosa 14
Proteus mirabilis 5
Enterobacter spp. 5
Vi khuẩn kị khí  
Bacteroides fragilis 35
 Bacteroides spp khác 71
Clostridium spp. 29
Peptostreptococcus spp. 17
Eubacterium spp. 17
Prevotella spp. 12
Fusobacterium spp. 9
Cầu khuẩn hiếu khí gram dương  
Streptococcus spp. 38
Enterococcus faecalis 12
Enterococcus faecium 3
Enterococcus spp. khác 8
Staphylococcus aureus 4

Triệu chứng của nhiễm trùng ổ bụng rất đa dạng tùy thuộc vào vị trí và loại nhiễm trùng ổ bụng. Thông thường các triệu chứng bao gồm đau bụng, sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn. Xét ngiệm cận lâm sàng cho thấy bạch cầu ngoại vi tăng. Siêu âm ổ bụng cho thấy bằng chứng của tắc ruột, tắc nghẽn, áp xe ổ bụng hoặc có dịch trong ổ bụng.

Như đã đề cập, các vi khuẩn thường gây nhiễm khuẩn ổ bụng là hệ vi khuẩn đường ruột. Hệ vi khuẩn này đa dạng tùy thuộc vào dịch tễ bệnh tật ở cộng đồng và  các chăm sóc y tế liên quan. Đối với nhiễm trùng ổ bụng mắc phải tại cộng đồng, tác nhân gây bệnh chủ yếu là trực khuẩn ruột gram âm hiếu khí/tùy khí, cầu khuẩn gram dương, trực khuẩn kị khí. Lựa chọn kháng sinh điều trị tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nhiễm khuẩn. Kháng sinh có thể sử dụng đơn độc hoặc được phối hợp  (Hình 24.1 và Bảng 24.2). Các kháng sinh được lựa chọn bao gồm nhóm carbapenem (ertapenem, imipenem, meropenem, doripenem), β lactam/chất ức chế β lactamase (ticarcillin/clavulanate,  piperacillin/tazobactam), nhóm cephalosporins (cefazolin, cefoxitin, cefuroxime, ceftriaxone, cefotaxime, ceftazidime, cefepime), nhóm quinolone (ciprofloxacin, levofl oxacin, moxifloxacin), tigecycline, và metronidazole.

Đối với nhiễm khuẩn ổ bụng mắc phải tại các cơ sở y tế, nguyên nhân do vi khuẩn kháng thuốc rất phổ biến, bao gồm Pseudomonas aeruginosa, cầu khuẩn ruột kháng penicillin hoặc kháng vancomycin, Staphylococcus aureus kháng methicillin. Các lựa chọn kháng sinh điều trị bao gồm: piperacillin/tazobactam một mình, một loại carbapenem (imipenem, meropenem, doripenem), hoặc một cephalosporin (ceftazidim, cefepime) phối hợp với metronidazole (Bảng 24-2). Khi nghi ngờ có tụ cầu vàng kháng methicillin, phối hợp thêm vancomycin. Nhóm aminoglycoside (gentamicin, tobramycin, amikacin) nên được phối hợp nếu nghi ngờ có trực khuẩn gram âm hiếu khí/tùy khí kháng thuốc.

Bảng 24.2 Kháng sinh kinh nghiệm điều trị nhiễm khuẩn ổ bụng

Nhóm kháng sinh

Kháng sinh

Mắc phải tại cộng đồng
Đối với nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình 
Cefoxitin, ertapenem, moxifl oxacin, tigecycline , ticarcillin/clavulanate hoặc

(cefazolin, cefuroxime, ceftriaxone, cefotaxime, ciprofl oxacin, or levofloxacin) + metronidazole

Đối với nhiễm khuẩn nặng
Imipenem, meropenem, doripenem, piperacillin/ tazobactam hoặc

(cefepime, ceftazidime, ciprofl oxacin, or levofl oxacin) + metronidazole

Nhiễm khuẩn do mắc phải tại bệnh viện
Lactam/-lactamase inhibitor combination    Piperacillin/tazobactam
Hoặc
Carbapenem Imipenem, meropenem, doripenem

 

Hoặc
Cephalosporin thế hệ 3 hoặc 4 + Metronidazol Ceftazidime, cefepime

 

TÀI LIỆU ĐỌC THÊM

Blot S, De Waele JJ. Critical issues in the clinical management of complicated intra-abdominal infections. Drugs. 2005;65:1611–1620.

Montravers P, Gauzit R, Muller C, et al. Emergence of antibiotic-resistant bacteria in cases of peritonitis after intraabdominal surgery affects the effi cacy of empirical antimicrobial therapy. Clin Infect Dis. 1996;23:486–494.

Solomkin JS, Mazuski JE, Bradley JS, et al. Diagnosis and management of complicated intraabdominal infection in adults and children: guidelines by the Surgical Infection Society and the Infectious Diseases Society of America. Clin Infect Dis. 2010;50:133–164.

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.