Những điều cần ghi nhớ về điều trị bệnh thận mạn
Dịch : Đinh Châu Phi & Phạm Lê Thùy Trang
Hiệu đính: DS. Võ Thị Hà
CẢNH BÁO
Tránh việc sử dụng lâu dài các thuốc gây độc cho thận (các thuốc kháng viêm không steroid – NSAID, lithium, các thuốc kháng virus)
Kiểm soát tốt nhất có thể tình trạng đái tháo đường và tăng huyết áp động mạch
PHÁT HIỆN BỆNH
Theo dõi chức năng thận thường xuyên ở những bệnh nhân đái tháo đường hoặc tăng huyết áp, có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý thận hoặc bệnh nhân trên 50 tuổi.
ĐIỀU TRỊ
- Thay đổi lối sống
Tùy theo giai đoạn tiến triển của bệnh lý bệnh thận mạn mà bệnh nhân cần hạn chế protein, kali và muối.
- Các thuốc điều trị
Nguyên nhân gây suy thận cần được xem xét khi lựa chọn thuốc điều trị.
Kiểm soát huyết áp động mạch và protein niệu bằng thuốc ức chế men chuyển, thuốc đối kháng angiotensin II, có thể kết hợp với một thuốc lợi tiểu
Duy trì trạng thái cân bằng chuyển hóa bằng cách sử dụng vitamin D để tăng calci máu, calci carbonat và/hoặc sử dụng Renagel (sevelamer – thuốc gắn kết với phosphat) để hạn chế sự tăng phospho trong máu và Kayexalate® (sodium polystyrene sulfonat – nhóm nhựa trao đổi ion) để điều trị tăng kali máu.
Calcium carbonat cũng có thể được chỉ định cho tình trạng nhiễm acid có liên quan bệnh lý suy giảm chức năng thận
Erythropoeitin (erythropoietin – thuốc kích thích tạo hồng cầu) được chỉ định khá phổ biến để giảm bớt tình trạng thiếu máu trong bệnh lý bệnh thận mạn.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ KHÁC
Liệu pháp thay thế thận (chạy thận nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc) đòi hỏi phải có biện pháp để phòng tránh viêm gan virus B.
PHỐI HỢP ĐIỀU TRỊ
Điều chỉnh liều lượng với một số thuốc trên bệnh nhân bệnh thận mạn (thuốc đái tháo đường đường uống, thuốc chống trầm cảm, các digitalis, một vài kháng sinh…)
Đừng ngần ngại hướng bệnh nhân đến các hiệp hội bệnh lý
Nguồn: L’insuffisance rénale chronique – Le Moniteur des Pharmacies n° 2766 du 14/02/2009