Menu

Sodium polystyrene sulfonate nguy cơ viêm ruột hoại tử

Nguồn: Bản tin Dược lâm sàng – Vinmec International Hospital

 

Khuyến cáo dựa trên thông báo về an toàn thuốc của FDA năm 2009 và 2011 và hướng dẫn kê đơn của nhà sản xuất

SODIUM POLYSTYRENE SULFONATE (SPS) (RESONIUM A®)

NGUY CƠ VIÊM RUỘT HOẠI TỬ

1. SPS kém hiệu quả trong điều trị tăng kali máu nặng

  • SPS hạ kali máu chậm (vài giờ tới vài ngày), không phù hợp với các trường hợp cần hạ kali máu nhanh
  • Ưu tiên các biện pháp khác, bao gồm cả lọc máu.

2. SPS KHÔNG sử dụng với sorbitol do tăng nguy cơ viêm ruột hoại tử, có thể dẫn tới tử vong

  • Trước đây, SPS thường được kê đơn kèm với sorbitol để tránh táo bón, tắc ruột và tăng cường tác dụng thải kali
  • Năm 2009, FDA khuyến cáo CHỐNG CHỈ ĐỊNH kết hợp SPS và sorbitol do tăng nguy cơ viêm ruột kết hoại tử, có thể dẫn tới tử vong

3. Không sử dụng SPS trên bệnh nhân có nguy cơ viêm ruột hoại tử cao:

  • Bệnh nhân có nhu động ruột bất thường, bao gồm bệnh nhân hậu phẫu, bệnh nhân liệt ruột hoặc đang dùng opioid, bệnh nhân có tắc ruột
  • Bệnh nhân có tăng nguy cơ táo bón, tắc ruột, bao gồm bệnh nhân có tiền sử tắc ruột, táo bón mạn tính, viêm ruột, viêm đại tràng thiếu máu, vữa xơ mạch máu ruột, cắt đoạn ruột
  • Ngừng thuốc nếu bệnh nhân xuất hiện táo bón.

SPS được sử dụng để điều trị tăng kali máu, cơ chế trao đổi ion, gắn với Kali và tăng thải kali qua đường tiêu hóa.

 

Tài liệu tham khảo:

  1. FDA safety information: sodium polystyrene sulfonate powder, 2009, 2011
  2. Hướng dẫn sử dụng của NSX (Kayexalat®; Resonium A®)
  3. Uptodate, Treatment and prevention of hyperkalemia in adults
  4. Southern Med J, “Intestinal Necrosis due toe Sodium polystyrene sulfonate (Kayexalate) in sorbitol”, 2009
  5. Journal of the American society of Nephrology, “Ion-exchange resins for the Treatment of Hyperkalemia: are they safe and effective” 2010

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.