Menu

Tiêu chảy: Nguyên nhân, quản lý và chiến lược phòng chống

Nguồn: Jennifer Gershman, PharmD, CPh; 21 tháng Bảy, 2018. Link: https://www.pharmacytimes.com/publications/issue/2018/july2018/diarrhea-causes-management-and-prevention-strategies

Người dịch: Trần Thị Vân-SVD4- Trường DDHYD Huế

Hiệu đính: DS. Vũ Tiến Đạt, Công ty cổ phẩn tập đoàn Merap, Hưng Yên

 

Tiêu chảy là một vấn đề phổ biến, được định nghĩa là tình trạng đi cầu phân lỏng lớn hơn hoặc bằng 3 lần một ngày và có thể được phân loại là: cấp tính, dài ngày hoặc mạn tính. Tiêu chảy cấp tính là loại phổ biến nhất, kéo dài từ 1 đến 2 ngày và tự khỏi.1, 2 Ở Mỹ, người ta ước tính có khoảng 179 triệu trường hợp tiêu chảy cấp tính mỗi năm.1 Tiêu chảy dài ngày kéo dài từ 2 đến 4 tuần và tiêu chảy mạn tính kéo dài hơn 4 tuần.2 Dược sĩ có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ bệnh nhân và tư vấn về các chiến lược phòng chống tiêu chảy.

Nguyên nhân và biến chứng

Một loạt các tình trạng và bệnh là nguyên nhân gây tiêu chảy (Bảng 11-2). Xét nghiệm máu, phân và soi đại tràng có thể xác định nguyên nhân. Tuy nhiên, nhiều trường hợp tự khỏi bệnh mà không cần xét nghiệm. Bệnh nhân nên được giáo dục về những dấu hiệu và triệu chứng mất nước, tác dụng phụ nghiêm trọng của tiêu chảy ở người lớn và trẻ em vì tình trạng này có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị (Bảng 2). Bệnh nhân bị tiêu chảy kèm trong phân có máu, sốt hoặc đau quặn bụng nên được thăm khám ngay bởi bác sĩ để được tư vấn tốt nhất vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng nghiêm trọng.1

BẢNG 1: NGUYÊN NHÂN GÂY TIÊU CHẢY1, 2
Nguyên nhân Mô tả
Nhiễm virut Viêm dạ dày ruột Virut: Norovirus hoặc rotavirus
Nhiễm khuẩn Nguyên nhân: Campylobacter, Escherichia coli, Salmonella hoặc Shigella
Nhiễm ký sinh trùng Cryptosporidium, Entamoeba histolytica hoặc Giardia
Tiêu chảy du lịch Nguyên nhân: Tiêu thụ thức ăn hoặc đồ uống nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc virut
Sử dụng thuốc Kháng sinh và sử dụng kéo dài thuốc ức chế bơm proton: tăng nguy cơ nhiễm Clostridium difficiles3
Dị ứng thực phẩm hoặc không dung nạpa Sữa bò, trứng, hải sản, đậu nành, hoặc chứng không dung nạp: fructose và lactose
Rối loạn tiêu hóa Bệnh Celiac, bệnh Crohn, Hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc viêm loét đại tràng.
Chất làm ngọt nhân tạo Mannitol, sorbitol hay xylitol được thấy trong nhiều loại kẹo không đường và kẹo cao su.

 

Bảng 2: Dấu hiệu và triệu trứng mất nước ở người lớn và trẻ em1-2
Người lớn Nước tiểu sẫm màu
Chóng mặt
Khô miệng hoặc khô da
Khát nước quá mức
Mệt mỏi
Không đi tiểu hoặc tiểu ít
Suy nhược
Trẻ sơ sinh và trẻ em Khóc không có nước mắt
Ngủ lơ mơ, thẫn thờ
Khô miệng hoặc khô lưỡi
Sốt trên 39 °C (102 °F )
Dễ cáu gắt
Không có tiểu ướt tã trong 3 giờ hoặc lâu hơn
Bụng, má hóp, hoặc mắt trũng

Lựa chọn điều trị

Tiêu chảy thường tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, điều quan trọng là ngăn ngừa tình trạng mất nước. Nên bù chất điện giải ngay cả khi tiêu chảy nhẹ đến trung bình với dung dịch bù nước đường uống như Pedialyte® cho trẻ sơ sinh và trẻ em, Gatorade® cho người lớn. Loperamide không kê đơn có thể được sử dụng cho người lớn khỏe mạnh bị tiêu chảy cấp tính dạng phân nước nhưng nên tránh dùng ở những bệnh nhân có máu trong phân hoặc sốt4 dưới 18 tuổi.4 Những người bị mất nước nghiêm trọng phải nhập viện và được bù dịch đường tĩnh mạch như dung dịch ringer lactate và nước muối sinh lý. Khi bệnh nhân được bù đủ nước thì có thể tiếp tục với chế độ ăn bình thường. Trong suốt thời kỳ tiêu chảy, cho ăn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức nên được duy trì liên tục.4

Nên điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm trong khi chờ đợi kết quả xét nghiệm phân cho trẻ tiêu chảy phân máu có đau bụng hoặc sốt, gần đây đã đi du lịch quốc tế hoặc trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi.4 Người lớn nên dùng azithromycin hoặc ciprofloxacin và trẻ em nên dùng azithromycin hoặc cephalosporin thế hệ thứ ba. Nên tránh sử dụng kháng sinh ở những bệnh nhân có Escherichia coli sinh độc tố Shiga, vì có thể tăng nguy cơ suy thận gọi là hội chứng tán huyết urê huyết (HUS-Hemolytic uremic syndrome).

Chiến lược phòng chống

Dược sĩ có thể giáo dục bệnh nhân về các chiến lược ngăn ngừa tiêu chảy. Mọi người nên rửa tay bằng xà bông và nước trong ít nhất 20 giây và sử dụng chất sát khuẩn tay có chứa hơn 60% cồn khi không có xà bông và nước. Tư vấn cho bệnh nhân luyện tập sức khỏe bơi lội để phòng ngừa tiêu chảy do Cryptosporidium.5 Người lớn và trẻ em không nên bơi trong khi bị bệnh tiêu chảy. Tã bơi rất quan trọng đối với trẻ em chưa tự chủ được việc đi vệ sinh, và không nên nuốt nước hồ bơi.

Các chế phẩm lợi khuẩn ruột (Probiotics, ví dụ: Culturelle) có thể ngăn ngừa tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh4, khuyến cáo bệnh nhân đợi ít nhất 2 giờ sau khi uống thuốc kháng sinh cách rồi sử dụng probiotic. Trong khi đi du lịch ở nước ngoài, các mọi người nên ăn thức ăn được nấu chín và dùng nóng6, nên uống đồ uống được đóng chai kín từ các nhà máy và tránh nước đá. Những lưu ý sức khỏe du lịch của CDC (Centers for Disease control and prevention) có thể được tham khảo để biết thông tin cập nhật về an toàn thực phẩm.5

Bệnh nhân nên được khuyến cáo về những nguy hiểm của việc sử dụng chất ức chế bơm proton (PPI) lâu dài bao gồm: nhiễm trùng Clostridium difficile và tiêu chảy. Theo dõi bệnh nhân dùng PPI và khuyến cáo giảm liều cho các bệnh nhân đã giải quyết triệu chứng sau khi hoàn thành một đợt điều trị kéo dài 4 tuần.7

Nói với cha mẹ để đảm bảo rằng trẻ em được chủng ngừa để bảo vệ chống lại rotavirus, chủng virus có thể gây tiêu chảy phân nước nghiêm trọng. Có hai loại vắc-xin: Rotarix và RotaTeq, và liều đầu tiên có hiệu quả nhất nếu được chủng ngừa khi trẻ em dưới 15 tuần tuổi.8

 

Tài liệu tham khảo

  1. National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases website. niddk.nih.gov/health-information/digestive-diseases/diarrhea. Accessed May 27, 2018.
  2. Mayo Clinic staff. Diarrhea. Mayo Clinic website. org/diseases-conditions/diarrhea/symptoms-causes/syc-20352241. Accessed May 27, 2018.
  3. McDonald EG, Milligan J, Frenette C, Lee TC. Continuous proton pump inhibitor therapy and the associated risk of recurrent Clostridium difficile infection. JAMA Intern Med. 2015;175(5):784-791. doi: 10.1001/jamainternmed.2015.42.
  4. Shane AL, Mody RK, Crump JA, et al. 2017 Infectious Diseases Society of America clinical practice guidelines for the diagnosis and management of infectious diarrhea. Clin Infect Dis. 2017;65(12):e45-e80. doi: 10.1093/cid/cix669.
  5. Hlavsa MC, Cikesh BL, Roberts VA, et al. Outbreaks associated with treated recreational water-United States, 2000-2014. MMWR Morb Mortal Wkly Rep.2018;67(19):547-551. doi: 10.15585/mmwr.mm6719a3.
  6. Travelers’ diarrhea. CDC website. wwwnc.cdc.gov/travel/page/travelers-diarrhea. Updated October 23, 2017. Accessed May 29, 2018.
  7. Farrell B, Pottie K, Thompson W, et al. Deprescribing proton pump inhibitors: evidence-based clinical practice guideline. Can Fam Physician. 2017;63(5):354-364.
  8. CDC website. cdc.gov/rotavirus/vaccination.html. Updated April 23, 2018. Accessed May 29, 2018.

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.