Tìm kiếm cách sử dụng thuốc cho bệnh nhân khiếm thị
Dịch: SVD3. Trần Thị Diễm Thanh – Đại Học Y Dược Huế
Hiệu đính: TS.DS. Võ Thị Hà
Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4311020/
- Mục tiêu
Tìm hiểu đặc điểm và khó khăn trong việc sử dụng thuốc của bệnh nhân khiếm thị.
- Phương thức
Một nghiên cứu mô tả cắt ngang gồm những người khiếm thị sống ở Saudi Arabia có độ tuổi thấp nhất là 18. Những người tham gia được tuyển bởi hội khiếm thị phi chính phủ (ở vùng trung/ đông/ tây), các trường đại học, mạng lưới xã hội, và mạng thông tin đặc biệt dành riêng cho người khiếm thị. Một bảng các câu hỏi được thiết kế và quản lý qua hình thức gặp đối mặt với người tham gia và được làm trực tuyến sẵn có qua Google Docs.
- Kết quả:
Đã có tổng cộng 121 phản hồi ngoại trừ 26 kết quả bị loại do vẫn có thể dùng khả năng thị giác để xác định loại thuốc hoặc những người dưới 18 tuổi. Phần lớn các phản hồi nằm trong độ 18-29 tuổi (68%), 49% nam giới và 51 % nữ giới. Gần 57% có trình độ cao đẳng trong khi 27% có trình độ phổ thông. Chẩn đoán bị bệnh mạn tính đã được báo cáo bởi 71 người tham gia (79%, 5 trường hợp sai sót). Các trường hợp chiếm đa số là đái tháo đường và hen phế quản (22%) kèm theo tăng huyết áp (17%). Hầu hết bệnh nhân khiếm thị (75%) tin rằng những thông tin thuốc mà bác sĩ cung cấp là đáng tin cậy nhất. Thông tin thuốc và dịch vụ được cung cấp từ dược sĩ được ghi nhận là không đầy đủ (46%). Thách thức lớn nhất mà bệnh nhân khiếm thị gặp phải là xác định đúng thuốc (75%), đúng liều (82%), ngày hết hạn sử dụng (92%). Một số đông bệnh nhân phải nhờ cậy vào người có khả năng nhìn bình thường giúp phân chia và quản lý thuốc.
- Kết luận:
Các dược sĩ không thể để những bệnh nhân khiếm thị xoay xở với việc sử dụng thuốc nữa. Việc nghiên cứu này phải được tiến hành như bước đầu trong kế hoạch nâng cao dịch vụ sử dụng thuốc cho bệnh nhân khiếm thị. Chính phủ, công ty dược phẩm, dược sĩ phải hợp tác làm việc để mang lại những nhu cầu đặc biệt dành cho người khiếm thị.