Trả lời các câu hỏi thường gặp về COVID-19
- Tôi có triệu chứng sốt cao đang cách ly tại nhà, cơ thể mệt mỏi, thi thoảng đau cơ, có ho nhưng không dai dẳng, vẫn sinh hoạt được bình thường. Tôi nên làm gì?
- Trước hết bạn hãy tham khảo và làm theo như bài viết sau: https://pharmavn.org/theo-doi-benh-nhan-covid-19-tai-nha.html?fbclid=IwAR3z2PiHmL20eG5LfisFL4VrJmy8spH8fn–9YJ4c6keysgJmMsOWZeTXIQ
Nếu tình trạng trở nặng, bạn nên tới ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và kiểm tra.
- Tôi bị sốt và ho nên đã sử dụng bộ test kit covid ra âm tính. Tôi nên làm gì?
- Vì chưa chắc chắn tính chính xác kết quả của bộ test kit. Bạn nên đăng kí xét nghiệm PCR tại bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất nhưng trước khi đi bạn nên gọi thông báo với bộ phận nhân viên/bác sĩ tại đó, họ sẽ đưa ra giải pháp giúp bạn để giảm thiểu khả năng lây lan. Trong thời gian chờ kết quả bạn nên tự cách ly tại nhà.
- Tôi là F1, đã tiếp xúc với nhiều người dương tính. Tôi đã test PCR cho kết quả là âm tính nhưng tôi vẫn tự cách ly tại nhà. Tôi cần chuẩn bị gì tại nhà để phòng trường hợp nhiễm bệnh?
- Bạn nên chuẩn bị sẵn những thuốc sau: Paracetamol/Ibuprofen, Smecta, Imodium và bổ sung thêm Vitamin C,D, probiotic. Và tham khảo thêm 2 đường link phía trên.
- Tôi là F0, đang tự cách ly tại nhà, tôi phải làm gì?
- Bạn có thể bổ sung Vitamin C, D, probiotic tăng sức đề kháng và làm theo hướng dẫn tại đường link phía trên.
- Tôi đang điều trị Covid, hiện tại đã hết các triệu chứng của bệnh. Nhưng vẫn còn đờm trong cổ họng, tôi nên làm gì?
- Bạn có thể uống các loại thuốc long đờm ví dụ như Prospan (5-7.5ml/ngày 3 lần cho người lớn). Trong trường hợp ho khan, ngứa rát cổ họng, hãy sử dụng thuốc trị ho khan, ví dụ như các loại chứ hoạt chất Dextromethorphan
- Tôi là F1, đã cách ly 14 ngày và xét nghiệm 3 lần âm tính và đã tiêm 1 mũi vaccine AstraZeneca. Tôi có khả năng lây nhiễm cho người khác không?
- Cơ thể cần thời gian tạo kháng thể kể từ lúc tiêm vaccine mũi đầu tiên (10-14 ngày), vậy nên trong khoảng thời gian đó, bạn vẫn có thể nhiễm Covid-19 và lây cho người khác. Bạn đã thực hiện đủ số ngày cách ly, xét nghiệm âm tính cho 3 lần, không có triệu chứng nhiễm Covid và đã chích mũi 1 vaccine thì có thể yên tâm. Nhưng để đảm bảo, bạn nên cách ly đủ 21 ngày.
- Tôi bị dị ứng paracetamol, penicillin … tôi có tiêm vaccine được không?
- Bạn vẫn có thể tiêm vaccine, vì trong thành phần vaccine không có các thuốc trên. Chỉ bị chống chỉ định khi bạn dị ứng với các thành phần của vaccine.
- Tiêm vaccine có ảnh hưởng đến xương khớp, giảm hấp thu dinh dưỡng, hay gây suy nhược cơ thế không?
Hiện nay, bên cạnh các tác dụng phụ sau khi tiêm phòng như nóng, sốt, cơ thể đau nhức thì chưa có bằng chứng cụ thể cho thấy sự ảnh hưởng của vaccine đến các vấn đề trên.
- Tôi có bệnh nền huyết áp, tiểu đường đã điều trị ổn định. Tôi có dị ứng với một số hải sản, hoá mỹ phẩm và từng dị ứng kháng sinh (peniciline)? Tôi có chích vaccine được không?
- Bạn không thuộc nhóm “Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng”. Với cơ địa của bạn, được gọi là Phản ứng quá mẫn type 1. Trên nguyên tắc thì bạn vẫn có thể chích được, nhưng với tình trạng dị ứng, bạn nên báo cho nhân viên y tế để họ tiện theo dõi và xử trí cho bạn kịp thời.
- Thành phần nào của vaccine gây dị ứng/shock nhiều nhất?
- Polyethyleneglycol (PEG, trong vaccine Pfizer, Moderna) và polysorbate (trong vaccine AZ) là gây dị ứng/shock phản vệ nhiều nhất. Các thành phần này có trong dầu gội, mỹ phẩm. Một loại thuốc trị táo bón có chứa thành phần chính là PEG là Miralax. Nếu bạn bị dị ứng với thành phần này hay bất cứ tá dược nào khác có trong vaccine, tuyệt đối không nên tiêm vaccine.
- Những đối tượng nào đủ diều kiện tiêm vaccine?
– Người từ 18 tuổi trở lên, không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào liệt kê trong thành phần của vắc xin.
- Bạn chưa nên tiêm vaccine trong trường hợp nào?
– Đang mắc bệnh cấp tính.
- Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.
-
Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan mất bù.
-
Trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.
-
Trong vòng 90 ngày trước có điều trị immunoglobulin hoặc điều trị huyết tương của người bệnh COVID-19.
-
Tiêm vắc xin khác trong vòng 14 ngày trước.
-
Đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
- Người trên 65 tuổi.
- Giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông máu.
- Bạn cần cẩn trọng khi tiêm vaccine trong những trường hợp sau:
- Có tiền sử dị ứng với các dị nguyên khác.
- Có bệnh nền nặng, bệnh mạn tính CHƯA được điều trị ổn định.
-
Có bệnh mãn tính và mạch, huyết áp, nhịp thở không ổn định.
Bạn hãy khai báo cho nhân viên y tế kĩ càng để được theo dõi và xử lý kịp thời.
- Bạn tuyệt đối không nên tiêm vaccine trong trường hợp nào?
- Bạn có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên tại lần tiêm trước, hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin.
- Tôi có bệnh nền/bệnh mạn tính. Vậy tôi được tiêm vaccine nào?
Tùy tình trạng và bệnh lý mà nhân viên y tế sẽ quyết định vaccine thích hợp cho bạn. Do đó, bạn cần khai báo kỹ càng trước khi tiêm để được theo dõi và kiểm soát tình trạng.
- Tôi có bệnh về tim mạch. Tôi có thể chích vaccine không? Có nguy cơ gặp tác dụng phụ đông máu không?
- Bạn không thuộc nhóm “Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng” của Bộ Y tế. Bạn vẫn có thể tiêm được. Xác suất gặp tác dụng phụ là đông máu rất thấp, tuy nhiên do tình trạng tim mạch, bạn nên khai báo thật kỹ cho nhân viên y tế trước khi tiêm để họ tiện theo dõi và xử lý kịp thời cho bạn.
- Tôi bị huyết áp, trước khi đi tiêm vaccine tôi cần chuẩn bị gì trước không?
- Bạn nên uống thuốc huyết áp để ổn định huyết áp trước khi tiêm.
- Tôi bị rối loạn tiền đình, thiếu máu lên não. Tôi có chích vaccine được không?
- Bạn không thuộc nhóm “Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng” của Bộ Y tế. Bạn vẫn có thể tiêm được. Tuy nhiên bạn nên khai báo thật kỹ cho nhân viên y tế trước khi tiêm để họ tiên theo dõi và xử lý kịp thời cho bạn.
- Tôi đang bị xơ gan/suy thận/bệnh tự miễn thì có được tiêm vaccine không?
Bạn thuộc nhóm đối tượng “cần cẩn trọng khi tiêm”, có nghĩa bạn vẫn được tiêm nhưng cần khai báo cụ thể với nhân viên y tế để tiên cho việc theo dõi và xử trí kịp thời.
- Tôi đi xét nghiệm Covid nhưng dẫn con nhỏ 8 tháng theo. Tôi nên cho con đeo khẩu trang không?
- Hiện tại các tổ chức Nhi khoa lớn không khuyến cáo đeo khẩu trang cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi. Do hệ thống hô hấp của trẻ chưa phát triển sẽ gây khó thở. Khi trẻ khó thở, phản xạ tự nhiên sẽ là quờ tay lên mặt để cởi khẩu trang, làm tăng nguy cơ lây nhiễm, nguy hiểm hơn có những bé không thể cởi bỏ khẩu trang ra được có thể tiến triển đến suy hô hấp. Bạn nên giữ khoảng cách 2m với mọi người và vệ sinh tay bé và mẹ thường xuyên.
- Tôi là phụ nữ có thai, hiện đã đang ở tuần 36, có kết quả dương tính với COVID. Điều này có ảnh hưởng đến tình trạng thai nhi không?
- Theo những nghiên cứu mới nhất trên JAMA và Lancet, mẹ bầu bị dính COVID sẽ không truyền sang con.
- Người thân của tôi vừa mới tiêm vaccine AstraZeneca mũi đầu tiên xong thì phát hiện có thai, liệu vaccine có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Hiện chưa có nhiều bằng chứng chứng minh độ an toàn của vaccine này đối với mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, theo khuyến nghị từ NHS của Anh, phụ nữ có thai nếu không gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, có thể cân nhắc tiêm tiếp liều thứ 2 của AstraZeneca.
Một số câu hỏi thường gặp khác:
- Tôi đang cho con bú, có thể uống hạ sốt bằng thuốc chứa thành phần Paracetamol được không?
- Bạn có thể ngưng cho bé bú trong vòng 1-2 tiếng sau khi uống thuốc. Và dùng liều thấp nhất (dưới 2500mg trong 24 tiếng) có thể trong thời gian ngắn nhất, ngay sau khi hết sốt có thể ngưng.
- Dạo gần đây tôi bị mất ngủ do căng thẳng, tôi có thể dùng loại thuốc nào?
- Bạn có thể dùng thử Melatonin, 5mg uống 2 viên mỗi tối, có thể cải thiện được tình hình.
Bài viết được tư vấn và tổng hợp bởi nhóm Hippocrates Pharmacy gồm:
Đặng Xuân Thắng, MD Candidate
Trần Thị Quốc Tuyến, PharmD
Phạm Lê Khánh Hà, PharmD, PhD Candidate
Trương Thục Quỳnh, MD Candidate
Nguyễn Minh Huy, PharmD Candidate
Hồ Thu Hạnh, PharmD Candidate
Phạm Thanh Ngân, PharmD Candidate
Hai bài viết cực kì hữu ích cho việc tự cách ly tại nhà: