Tương tác thuốc Fluoroquinolon và Steroid: Tăng nguy cơ đứt gót chân Achilles
Người dịch: DS. Nguyễn Bảo Ngân
Nguồn:https://www.pharmacytimes.com/view/fluoroquinolones-and-steroids-an-achilles-heel-interaction
Ngày 11 tháng 4 năm 2016
John R. Horn, PharmD, FCCP, Philip D. Hansten, PharmD
Tạp Chí Dược, Tháng 4 năm 2016, Sức khỏe Hô hấp, Tập 82, Số 4
Sự phối hợp giữa Fluroquinolon và Steroid có thể dẫn đến tác dụng phụ không phổ biến nhưng có ảnh hưởng xấu đến các vấn đề bệnh lý ở gân.
Sự phối hợp giữa Fluroquinolon và Steroid có thể dẫn đến tác dụng phụ không phổ biến nhưng có ảnh hưởng xấu và tạo ra các bệnh lý ở gân. Fluroquinolon có khả năng thẩm thấu ở tế bào mô tốt nên dẫn đến nồng độ Fluoroquinolon ở tế bào mô cao hơn nồng độ trong huyết tương. Các tế bào cơ có nồng độ fluoroquinolon cao và các gân nhận được một số nguồn cung cấp máu từ điểm nối myotendinous, điều này có thể khiến các tế bào tenocytes tăng khả năng tiếp xúc với thuốc1. Các dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương gân bao gồm đau, phù, nóng và giảm vận động khớp. Cơ chế của độc tính trên gân do fluoroquinolon chưa được xác định. Một số thay đổi bệnh lý đã được ghi nhận, bao gồm ức chế tổng hợp collagen và proteoglycan, tăng oxy hóa nội bào, sưng và giãn nở ty thể tế bào và mạng lưới nội chất, giảm sự tăng sinh tế bào tenocyte và hoại tử tế bào.
Các yếu tố nguy cơ
Bệnh nhân mắc bệnh viêm gân do fluoroquinolone gây ra thường có triệu chứng khởi phát từ 9 đến 17 ngày sau khi bắt đầu dùng fluoroquinolone, với khoảng 50% bệnh nhân có các triệu chứng trong vòng 6 ngày. Gân Achilles chiếm hơn 90% các vị trí bị ảnh hưởng (2,3). Nguy cơ mắc bệnh viêm gân do fluoroquinolon có thể tăng lên khi mắc bệnh đồng thời và có sử dụng thuốc. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh gân bao gồm rối loạn chức năng thận, ghép thận, bệnh thấp khớp, bệnh gút, trên 60 tuổi, giới tính nam và sử dụng liều fluoroquinolone cao (2-4).
BẢNG: ĐIỀU CHỈNH TỶ LỆ CHÊNH LỆCH CHO CHẤN THƯƠNG GÂN ACHILLES VỚI FLUOROQUINOLONE | |||
Nghiên cứu | Tuổi | FQ OR | FQ + Steroid OR |
Wise & cộng sự (4) | < 60 tuổi
≥ 60 tuổi |
1.6
8.3 |
9.1 |
Corrao & cộng sự (5) | Tất cả | 4.1 | 43.2 |
Van der Linden & cộng sự (6) | Tất cả
60-79 tuổi ≥ 80 tuổi |
4.3
6.4 20.4 |
17.5 |
FQ = Fluroquinolone; OR = Tỷ số chênh lệch |
Một số nghiên cứu đã xem xét việc sử dụng đồng thời steroid & fluroquinolone đối với nguy cơ liên quan đến bệnh lý đứt gân Achilles (4-6). Kết quả của các nghiên cứu này được tóm tắt trong Bảng. Nguy cơ chấn thương gân Achilles tăng lên rõ ràng theo tuổi và rõ rệt khi sử dụng đồng thời steroid. Điều này có thể đại diện cho tương tác dược lực học của thuốc vì chỉ riêng steroid đã làm tăng nguy cơ đứt gân Achilles lên khoảng 2 lần (5). Trong một báo cáo, 50% bệnh nhân bị đứt gân do fluoroquinolon được dùng đồng thời steroid (2).
Như đã nói ở trên, tổn thương gân do fluoroquinolon gây ra phụ thuộc vào liều lượng và phổ biến hơn ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận. Vì fluoroquinolon được thải trừ qua thận, ở bệnh nhân suy thận nồng độ của fluoroquinolon sẽ cao hơn ở những người có chức năng thận bình thường, do đó cần giảm liều thích hợp fluroquinolone trên bệnh nhân suy thận.
Tóm tắt
Tương tác giữa fluoroquinolon và steroid có thể khó xảy ra, nhưng nguy cơ chấn thương gân khi dùng đồng thời lớn hơn nhiều so với nguy cơ được báo cáo khi chỉ dùng một trong hai loại thuốc. Đứt gân gót thường gây ra tàn tật đáng kể, đặc biệt là ở người cao tuổi. Tất cả bệnh nhân đang điều trị bằng steroid toàn thân được kê đơn fluoroquinolon nên được theo dõi cẩn thận về bất kỳ dấu hiệu chấn thương gân nào. Ngừng thuốc và giảm thiểu hoạt động được đề nghị cho đến khi các triệu chứng biến mất. Cần thận trọng để tránh kết hợp steroid và fluoroquinolon ở bệnh nhân cao tuổi, đặc biệt là những người bị rối loạn chức năng thận hoặc các yếu tố nguy cơ đã biết khác.
Tiến sĩ. Horn và Hansten đều là giáo sư dược tại Trường Dược của Đại học Washington. Để có phiên bản điện tử của bài viết này, bao gồm các tài liệu tham khảo, nếu có, hãy truy cập www.hanstenandhorn.com.
Tham khảo
- ​Kaleagasioglu F, Olcay E. Fq-induced tendinopathy: etiology and preventive measures. Tohoku J Exp Med. 2012;226(4):251-258.
- Khaliq Y, Zhanel GG. Fq-associated tendinopathy: a critical review of the literature. Clin Infect Dis. 2003;36(11):1404-1410.
- Pierfitte C, Royer RJ. Tendon disorders with fluoroquinolones. Therapie. 1996;51(4):419-420.
- Wise B, Peloquin C, Choi H, Lane NE, Zhang Y. Impact of age, sex, obesity, and steroid use on quinolone-induced tendon disorders. Am J Med. 2012;125(12):1228.e23-1228.e28. doi: 10.1016/j.amjmed.2012.05.027.
- Corrao G, Zambon A, Bertu L, et al. Evidence of tendinitis provoked by fluoroquinolone treatment. a case control study. Drug Saf. 2006;29(10):889-896.
- van der Linden PD, Sturkenboom MC, Herings RM, Leufkens HM, Rowlands S, Stricker BH. Increased risk of Achilles tendon rupture with quinolone antibacterial use, especially in elderly patients taking oral corticosteroids. Arch Intern Med. 2003;163(15);1801-1807.