Menu

Về việc chuyển đổi bằng dược ở Canada – Mỹ (About pharmacist licensing procedure for IPGs in Canada – US)

DS. Phạm Trần Thu Trang

Mình nhận được rất nhiều bạn hỏi về việc đổi bằng mà mình không trả lời từng người được.

Đầu tiên và về từng bước. Mình làm so sánh giữa canada và mỹ vì có các em sinh viên phân vân giữa hai bên. Cũng nhiều người hỏi mình bên nào khó hơn?

Sau này mình sẽ chia sẻ tiếp về trải nghiệm thực tế (insight) ở mỗi bước, cách học, thời gian học …

Một số facts:

  1. Mọi người thường nghĩ thi chuyển đổi là lợi. “Chỉ” cần thi mà không cần học lại. Nhưng đó thực chất là “tay không bắt giặc”, nôm na bạn tự học ở nhà nhưng lại đi thi học sinh giỏi với bên trường chuyên lớp chọn được đào luyện bài bản suốt 5 năm. Thi chuyển đổi chỉ có lợi là ít tốn tiền hơn.
    Còn “lý thuyết” là 12 tháng là xong nhưng đó là siêu nhân và thực sự mình chưa từng biết case nào như vậy cả. Nhanh nhất trên thực tế là 18 tháng, 2-3 năm đã là giỏi, không ít người mất 4,5 năm và cả cá biệt đến 8,9 năm. Nếu học lại sẽ chỉ mất 3 năm nhưng chắc chắn hơn.

  2. Có nhiều vấn đề cản trở làm kéo dài thời gian không chỉ vì thi khó, mà là về visa. Phụ nữ thì hoãn thi vì mang bầu 😅. Áp lực đi làm song song để có kinh tế. Như mình là mới mang bầu khi sang đây. Đang lúc dầu sôi vòng 2 thì công ty chồng đột ngột đóng cửa và chồng mình phải qua Toronto kiếm việc mới. Hai vợ chồng ở xa nhau 6 tháng. Chưa có PR nên công ty mới không trả lương được suốt 6 tháng. Sát ngày thi thì phải dọn nhà lên Toronto và di chuyển qua 3 căn mới xong. Tất cả đều lúc mùa đông. Và tất cả mọi người đều có khó khăn riêng như vậy cả nên mình không thấy mình là cá biệt gì. Đó đều là những thực tế chắc chắn sẽ xảy ra mà mình phải tính đến.

  3. Nếu ai phân vân giữa chuyển đổi ở Mỹ hay Can: quick pros and cons mọi ng cân nhắc:

  • Một số bang ở US chấp nhận DS Can chỉ cần thi thêm luật hoặc bang hẻo lánh có thể qua làm luôn. Đi làm rồi sẽ dễ xin vào PR Mỹ. DS Mỹ qua Can vẫn phải thi hai vòng MCQ và OSCE, đi thực tập cho license không miễn trừ.
  • Can thi thêm vòng OSCE cũng là vòng đau tim nhất. Có giới hạn số lần thi. Vòng TOEFL speaking là khó nhất nhưng không giới hạn số lần. Có người thi rớt 4 lần ở Can và mất cơ hội chuyển đổi, đã sang Mỹ thi TOEFL 13 lần và đậu. Nhưng để speaking 26 cũng rất nan giải!
  • (cám ơn c Hạnh): lương Mỹ cao hơn và thuế ít hơn 😍
  • Phí y tế Mỹ cao hơn, thời gian nghỉ sinh ngắn ở Mỹ ngắn hơn.

Nhưng sau cùng việc chuyển đổi bằng Dược ở cả hai nước là khả thi, có thể làm được! Chỉ cần cân nhắc kĩ các facts mà mình đề cập, nỗ lực cày là đều sẽ đến đích hết 🙂

P/s: sau khi lết qua 8 vạn 8 ngàn dặm chúng ta sẽ cập bến gọi là entry-level (chim non mới vào đời!). Tiếp tục các khoá training nâng cao để được làm nhiều hơn như tiêm chích, kê toa, order lab test… rất là thú vị 😍 vì DS bên này đc phép làm rất nhiều thứ một cách bài bản rất là oách xà lách ☺️!! Và thi lại mỗi năm để không bị mất bằng. Con đường học cả đời sẽ chính thức chào đón bạn, và hãy quên tư tưởng có tấm bằng Dược là yên tâm ôm suốt đời mốc meo như ở VN nhé ☺️

Xin xem thêm bài share cực kì có tâm khác của chị Hanh P Pham

https://www.facebook.com/chinobeo/posts/10209085781084209

Gửi phản hồi

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.