Viêm tai giữa – ABCs
ThS.DS Trương Lê Thùy Nguyên
Trong các bệnh ở trẻ em Mỹ, viêm tai giữa cấp là bệnh thường được kê kháng sinh. Sinh lý bệnh của nhiễm khuẩn này thể hiện sự liên tục của tai giữa với đường hô hấp trên thông qua ống Ot-tat (Eustachian tube). Điển hình như, khi có bất kỳ một bất thường nào ở đường hô hấp trên như nhiễm trùng hay dị ứng gây sung huyết niêm mạc hô hấp và tắt nghẽn ống Ot-tat. Kết quả là dịch bị ứ lại ở ống tai giữa, và bị nhiễm trùng do các vi khuẩn ở đường hô hấp trên xâm nhập vào.
Trẻ em bị viêm tai giữa cấp tính có thể có các biểu hiện nhƣ đau tai, nghe kém, dễ cáu kỉnh, biếng ăn, thờ ơ, sốt, sưng tấy xung quanh tai, chảy dịch nước tai, kiểm tra tai thì thấy có dịch trong ống tai giữa và các dấu hiệu viêm.
Bởi vì dịch của ống tai giữa được tạo ra từ các vi khuẩn của đường hô hấp trên nên các chủng vi khuẩn của thường gây viêm tai giữa bao gồm Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, and Moraxella catarrhalis. Các vi khuẩn này đều có cơ chế kháng penicillin, như Streptococcus pneumoniae thay đổi protein gắn kết với penicillin (PBPs), làm penicillin không gắn được với vi khuẩn, có khoảng 1/3 đến ½ chủng vi khuẩn H.infuenzae, M. catarrhalis sản xuất ra β-lactamase, men ly giải các kháng sinh β-lactam. Do đó những điều này phải được cân nhắc đến khi điều trị viêm tai giữa cấp.
Hiện nay vẫn có nhiều tranh cãi về việc có nên dùng kháng sinh cho tất cả trẻ em bị viêm tai giữa cấp tính hay không. Một số chuyên gia cho rằng đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, không có biểu hiện bệnh nghiêm trọng thì có thể điều trị triệu chứng trong 48-72 giờ, nếu tình trạng được cải thiện, những trẻ này có thể không cần phải sử dụng kháng sinh. Những chuyên gia khác lại cho rằng tất cả trẻ em bị viêm tai giữa nên được điều trị bằng kháng sinh, trong trường hợp này đa số các chỉ định là điều trị theo kinh nghiệm vì việc nuôi cấy vi khuẩn từ dịch tai giữa trong các ca viêm tai cấp không phức tạp ít khi được thực hiện.
Bảng 1. Các vi khuẩn gây ra viêm tai giữa
Vi khuẩn |
Tỉ lệ |
Streptococcus Pneumoniae | 25-50% |
Haemophilus influenzae | 15-30% |
Moraxella catarrhalis | 3-20% |
Bảng 2. Điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm
Họ kháng sinh |
Kháng sinh |
Điều trị đầu tay |
|
Aminopenicillin | Amoxicillin liều cao |
Có yếu tố nguy cơ đề kháng amoxcillin | |
Aminopenicillin/ ức chế β-lactam | Amoxicillin/ acid clavulanic |
Dị ứng nhẹ với penicillin | |
Cephalosporin dạng uống | Cefdinir, cefpodoxime, cefuroxime |
Dị ứng penicillin type 1 | |
Macrolid | Azithromycin, clarithromycin |
Amoxicillin liều cao là lựa chọn đầu tay trong điều trị viêm tai giữa cấp tính. Thoạt nhìn, việc lựa chọn tác nhân này giường như không phù hợp với tình trạng nhiễm khuẩn thường được gây ra bởi các vi khuẩn đề kháng penicillin. Tuy nhiên khi được sử dụng ở liều cao, nồng độ của Amoxicillin trong dịch màng nhày tai giữa vượt ngưỡng nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của tất cả các chủng vi khuẩn trừ chủng S. pneumoniae đề kháng cao. Đối với bệnh nhân có yếu tố nguy cơ nhiễm vi khuẩn để kháng amoxicillin như trẻ vừa mới được điều trị bằng β-lactam, trẻ viêm kết mạc có mủ do H. influenzae nên được điều trị với amoxicillin/acid clavulanic. Đối với trẻ dị ứng nhẹ với penicillin (không phải dị ứng type 1), có thể chuyển sang sử dụng cephalosporin dạng uống như cefdinir, cefpodoxime, cefuroxime. Trong trường hợp, trẻ bị dị ứng type 1 với penicillin (phản ứng ngứa, phản ứng quá mẫn), macrolid (azithromycin, clarithromycin) được khuyến cáo.